Mục lục bài viết
Căn cứ pháp lý:
- Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP
- Luật trọng tài thương mại năm 2010
- Quy tắc tố tụng trọng tài
1. Phản đối trong tố tụng trọng tài
Căn cứ Điều 13 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về mất quyền phản đối trong trường hợp sau:
Trong trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật trọng tài hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP như sau
Điều 6. Mất quyền phản đối quy định tại Điều 13 Luật TTTM
1. Trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định Luật TTTM hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài những vi phạm đó trong thời hạn do Luật TTTM quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài, hoặc tại Tòa án đối với những vi phạm đã biết đó. Trường hợp Luật TTTM không quy định thời hạn thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết.
2. Trước khi xem xét yêu cầu của một hoặc các bên về việc có vi phạm quy định Luật TTTM hoặc của thỏa thuận trọng tài, Tòa án phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ, quy tắc tố tụng trọng tài để xác định đối với yêu cầu đó, một hoặc các bên có mất quyền phản đối hay không mất quyền phản đối.
Trường hợp Tòa án xác định vi phạm đã mất quyền phản đối quy định tại Điều 13 Luật TTTM và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bên đã mất quyền phản đối không được quyền khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm đã mất quyền phản đối đó. Tòa án không được căn cứ vào các vi phạm mà một hoặc các bên đã mất quyền phản đối để quyết định chấp nhận yêu cầu của một hoặc các bên.
3. Khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án có trách nhiệm xem xét theo quy định tại điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật TTTM. Trường hợp xét thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thì Tòa án có quyền quyết định ngay cả khi một hoặc các bên đã mất quyền phản đối.
Trường hợp tòa án xác định vi phạm đã mất quyền phản đối thì bên đã mất quyền phản đổi không được quyền khiếu nại quyết định của hội đồng trọng tài, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm đã mất quyền phản đối đó. Tòa án không được căn cứ vào các vi phạm mà một hoặc các bên đã mất
quyền phản đối để quyết định chấp nhận yêu cầu của một hoặc các bên. Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt là khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, tòa án có trách nhiệm xem xét theo quy định tại điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại (quy định về hủy phán quyết trọng tài do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam). Nếu xét thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thì tòa án có quyền quyết định ngay cả khi một hoặc các bên đã mất quyền phản đối.
Như vậy tại thời điểm trước khi hội đồng trọng tài tuyên phán quyết, nếu một bên phát hiện thấy có vi phạm pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục tố tụng trọng tài và không phản đối vi phạm với hội đồng trọng tài hoặc tổ chức trọng tài trong thời hạn cho phép thì sẽ mất quyền khiếu nại về những vi phạm ấy trước hội đồng trọng tài hay tòa án. Thời hạn cho phép để thực hiện quyền phản đối vi phạm trước tiên phải tuân theo pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài. Nếu pháp luật điều chỉnh tố tụng trọng tài không quy định thì theo sự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận thì theo quy tắc tố tụng trọng tài được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, ngay cả khi một bên đã mất quyền phản đối nhưng vẫn có yêu cầu hủy phán quyết trong tài thì tòa án vẫn có thể tuyên hủy phán quyết trọng tài nêu phán quyci uọiig tài irái với trật tự công của nước có tòa án đó.
2. Trường hợp có nhiều thỏa thuận trong trọng tài.
Nghị quyết 01/2014/NĐ-CP quy định như sau.
Điều 7. Về thỏa thuận trọng tài quy định tại Điều 16 Luật TTTM
1. Trường hợp có nhiều thỏa thuận trọng tài được xác lập đối với cùng một nội dung tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài được xác lập hợp pháp sau cùng theo thời gian có giá trị áp dụng.
2. Trường hợp thỏa thuận trọng tài có nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự để giải thích.
3. Khi có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng mà trong giao dịch, hợp đồng đó các bên có xác lập thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì thỏa thuận trọng tài trong giao dịch, hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với bên được chuyển giao và bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết trong cùng một vụ kiện được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện;
b) Quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện.
3. Quyền phản tố theo trọng tài quốc tế
Điều 4: Khước từ quyền phản đối:Khi một bên biết rằng bất kì điều khoản của Luật này có thể bị các bên làm tổn hại, hoặc bất kì yêu cầu nào theo thoả thuận trọng tài chưa được tuân thủ và vẫn tiếp tục tiến hành trọng tài mà không tuyên bố sự phản đối của mình về những việc không chấp hành đó trong thời hạn cho phép thì sẽ xem như đã từ bỏ quyền phản đối của mình.
Tương tự như vậy quyền phản đối cũng được tìm thấy tại Điều 5 Luật Trọng tài Hàn Quốc 1999, Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại quốc tế 1993 của Liên bang Nga v.v.
Điều 5 (Mất quyền phản đối) Một bên không được chậm trễ đưa ra phản đối ngay cả sau khi biết rằng các bên đã vi phạm các quy định tự nguyện của Đạo luật này hoặc thỏa thuận giữa các bên về thủ tục trọng tài, hoặc đưa ra phản đối trong bộ thời gian phản đối Nếu thủ tục trọng tài không được thực hiện, quyền phản đối trọng tài sẽ bị tước bỏ.
Điều 4 Từ bỏ quyền phản đối
Nếu một bên biết rằng bất kỳ điều khoản nào của Luật này mà các bên có thể vi phạm hoặc bất kỳ yêu cầu nào theo thỏa thuận trọng tài, đã không được tuân thủ và vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình phân xử trọng tài mà không phản đối việc không tuân thủ đó không có sự chậm trễ quá mức, và nếu có bất kỳ thời hạn nào được đưa ra cho mục đích đó, thì trong thời hạn đó, nó sẽ được coi là đã từ bỏ quyền phản đối của mình.
Như vậy pháp luật trọng tài Việt Nam đã tiếp thu quy định của Luật Mẫu UNCITRAL về từ bỏ quyền phản đối và được ghi nhận tại Điều 13 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 và Điều 6 Nghị quyết số 01/2014/NQ-H DTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài Thương mại.
4. Quyền phản tố trong tố tụng dân
4.1. Quyền phản tố là gì?
Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên đơn).
Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức là kiện ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.
Theo cách hiểu trên ta có thể thấy, quyền phản đối trong tố tụng trọng tài là viện một bên có quyền phản đối phán quyết của thỏa thuận trọng tài hay phát hiện có vi phạm pháp luật trong tài, nhưng các bên không phản đối và vẫn tiếp tục thực hiện theo phán quyết, thỏa thuậì đó thì sẽ mất quyền phản đối, ngược lại quyền phản tố trong tố tụng dân sự là một quyền song song theo đó người bị kiện có thể phản tố ngược lại người đi khởi kiện hay nói cách khác là người bị kiện có thể kiện ngược lại nguyên đơn
4.2. Chủ thể thực hiện quyền phản tố
Chủ thể thực hiện quyền phản tố. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố
Theo đó bị đơn được “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”. Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn. Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như thế nào. Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn được xác định có yêu cầu phản tố đã uỷ quyền cho người khác theo đúng thủ tục để tham gia tố tụng tại Toà án và có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án. Trong trường hợp này đã có rất nhiều Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn.
Luật Minh Khuê ( Biên tập và Sưu tầm)