NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Quyền sở hữu và kiểm soát tri thức truyền thống:
Tri thức truyền thống có thể thuộc sở hữu cộng đồng hoặc một số cá nhân hoặc chỉ mệt người nắm giữ. Trong bất kỳ trường hợp nào, những người nắm giữ và cộng đồng của họ có thể tiếp tục quan tâm nhiều đến việc tri thức đó được những người khác sử dụng như thế nào, ngay cả sau khi nó được bộc lộ công khai và thuộc về công chúng.
Khi tri thức của một cộng đồng truyền thống được truyền thụ cho một người ngoài, sau đó người này công bố thì cộng đồng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cách thức mà tri thức truyền thống được sử dụng và việc những người khác nữa có thể thụ đắc tri thức đó. Không những bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tự do tri thức đó mà nó còn có thể được khai thác nhằm mục đích thương mại. Đặc biệt là với việc tiết lộ trái phép bí mật hoặc tri thức linh thiêng có thể gây ra tai hoạ.
2. Quyền ngăn cấm hoặc kiểm soát việc sử dụng mang tính thương mại đối với tri thức truyền thống:
Những bộ sưu tập thực vật và các vật liệu sinh học khác nhằm mục đích hàn lâm có thể ngỏ cửa cho việc khai thác thương mại. Cả những cộng đồng là nguồn cung cấp cũng như những nhà nghiên cứu học thuật đều có thể không biết rằng một sản phẩm thương mại đã được phát triển trên cơ sở vật liệu hoặc thông tin trong một bộ sưu tập như vậy. Tài liệu học thuật thông được những nhà nghiên cứu công nghiệp tham khảo và tri thức có giá trị (chẳng hạn như thông tin về thực vật dân tộc học) có thể lặng lẽ biến thành một phần những nỗ lực R&D của công việc thương mại. Các hoạt động đó của những nhà nghiên cứu là hoàn toàn hợp pháp, trừ khi tri thức truyền thống trong bộ sưu tập hoặc tài liệu được bảo hộ theo pháp luật.
3. Quyền được ghi nhận và thừa nhận tri thức truyền thống:
Việc không có sự ghi nhận những nguồn thông tin là một vấn đề mà một số cộng đồng truyền thống đã bắt đầu lưu tâm. Đôi khi những vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng bằng cách thừa nhận người địa phương là tác giả chính hoặc đồng tác giả của những tài liệu hoặc sách, hoặc là người đồng sản xuất phim và video. Một kết cục thông thường khác của việc công bố là mặc dù cuốn sách hoặc báo cáo nghiên cứu ra đời nhà những thông tin mà người nắm giữ tri thức truyền thống cung cấp miễn phí nhưng nhà nghiên cứu, người viết, công ty xuất bản hoặc nhà tài trợ nghiên cứu vẫn đòi được hưởng quyền tác giả. Nhà tài trợ thuộc Chính phủ hoặc trường đại học thường biện minh cho việc nắm giữ quyền tác giả bằng lý do quỹ công cộng đã được sử dụng để hỗ trợ dự án nghiên cứu mới.
4. Quyền ngăn chặn hành vi sử dụng mang tính hạ thấp giá trị, xâm hại và không thiện ý:
Những sự thể hiện văn hoá truyền thống như múa và biểu diễn âm nhạc đôi khi diễn ra bên ngoài bối cảnh thích hợp với chúng theo cách thức có thể xâm hại tới những người biểu diễn chính hiệu và cộng đồng của họ, cũng như có thể đặt họ trước sự nhạo báng của những thành viên thuộc xã hội bên ngoài. Đôi khi do nghèo khó hoặc bị bắt ép mà chính những thành viên cộng đồng phải biểu diễn theo cách thức bản thân họ cũng thấy bị hạ thấp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hoạt động biểu diễn mang tính xâm hại và hạ thấp như vậy là sản phẩm trái phép do người ngoài cộng đồng thực hiện.
Một vấn đề khác là những biểu tượng thiêng liêng có thể bị sao chép và sử dụng trên sản phẩm hoàn toàn không thích hợp. Một ví dụ hay về vấn đề này được thể hiện qua một vụ kiện ở Ôx-trây-li-a, trong đó một hãng sản xuất thảm đã sao chép các bức vẽ linh thiêng của một số nghệ nhân bản xứ.
Liên quan đến vấn đề này là việc sử dụng trái phép trong thương mại cấp tên gọi của những nhóm người bản địa hoặc bộ lạc. Ví dụ, một nhà sản xuất ô-tô đã đặt tên một loại xe của mình là Cherokee. Cũng như vậy, các từ Hopi và Zuni đã được đưa vào nhãn hiệu hàng hoá mà không được phép của các bộ lạc liên quan. Đôi khi một số từ nhất định được dùng cho những người bản địa có thể bị coi là có tính xâm hại, được sử dụng trong các danh hiệu của những câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc sử dụng làm biệt danh như Chiefs, Braves, Indians và Redskins. Trong một số trường hợp, việc sử dụng các tên đó trong bối cảnh như vậy đã bị những nhóm người bản địa phản đối một cách mạnh mẽ.
5. Vai trò của sở hữu trí tuệ:
Càng ngày càng trở nên rõ ràng là vấn đề sở hữu trí tuệ có liên hệ tới việc giữ gìn, quản lý và chia sẻ lợi ích về nguồn gien, tri thức truyền thống, văn học nghệ và thuật dân gian.
Nguồn gen liên quan tới sở hữu trí tuệ theo nhiều con đường. Trước hết, vấn đề sở hữu trí tuệ nảy sinh khi nguồn gien đã bị biến đổi do sự can thiệp của con người mà nhờ đó thu được những đặc tính không tìm thấy trong tự nhiên. Khi các biến đổi đó có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp, chúng có thể được bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế. Tương tự như vậy, những nguồn gien tồn tại trong giống thực vật có tính mới, khác biệt, đủ thống nhất và bền vững có thể được hưởng sự bảo hộ đối với giống thực vật.
Thứ hai, do nhiều loại sáng chế trong công nghệ sinh học có xuất xứ và dựa trên thông tin cũng như những đặc tính liên quan đến thực vật, động vật và cơ thể sống khác có trong tự nhiên nên đã có những đề xuất về việc ghi nhận lợi ích trong những sáng chế nảy sinh từ việc tiếp cận hoặc sử dụng nguồn gen và tri thức truyền thống. Đòi hỏi này đặt ra cho cộng đồng sở hữu trí tuệ một số vấn đề cần xem xét.
Về những đổi mới và sáng tạo dựa trên truyền thống nói chung, có một số trong đó không dỡ bỏ được rào cản do pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành dựng nên và bị bỏ mặc trong tình cảnh khó khăn ở khu vực công cộng, nơi chúng có thể bị những người hoặc tổ chức không thuộc về truyền thống sao chép và sử dụng một cách tự do. Thậm chí những nhóm người đó có thể bằng hành động hợp pháp theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành mà thụ đắc quyền sở hữu trí tuệ đối với những công trình được tạo ra từ đổi mới và sáng tạo truyền thống mà không có nghĩa vụ ghi nhận cộng đồng hoặc thành viên của cộng đồng gốc hoặc nghĩa vụ chia sè bất kỳ lợi ích thương mại nào với họ. Bởi vậy, một số người đã nói rằng sở hữu trí tuệ có thể loại trừ theo cách chủ động và theo cách hiểu ngẩm những người nắm giữ tri thức truyền thống ra ngoài việc hưởng lợi ích của bảo hộ sở hữu trí tuệ Các vấn đề này cũng đặt ra một số nội dung để cộng đồng sở hữu trí tuệ xem xét.
Năm 1998, để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung này và các nội dung liên quan, WIPO đã khởi xướng một loạt hoạt động mới "xác định và tìm hiểu nhu cầu và kỳ vọng về sở hữu trí tuệ của những người hưởng lợi mới, bao gồm những người nắm giữ tri thức và đổi mới bản địa, nhằm thúc đầy sự đóng góp của hệ thống sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển xã hội, văn hoá và kinh tế của họ." WIPO đã sử dụng cách tiếp cận thăm dò đối với những hoạt động mới đó bằng cách tiến hành một số cuộc khảo sát thực tế và tổ chức những cuộc họp bàn tròn.
Các hoạt động đó đã cho phép các nước Thành viên của WIPO xác định nhu cầu và kỳ vọng về sở hữu trí tuệ liên quan đến việc tiếp cận và chia sẽ lợi ích đối với nguồn gen cũng như bảo hộ tri thức truyền thống và văn học và nghệ thuật dân gian. Trong quá trình các hoạt động này:
- Nhiều người được tham vấn đã thể hiện sự quan tâm đến việc tìm hiểu sâu hơn về vai trò hiện tại và tiềm năng của hệ thống sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ tri thức truyền thống. Có nhiều ví dụ về tri thức truyền thống hoặc đối tượng dẫn xuất từ tri thức truyền thống được hoặc có thể được bảo hộ theo hệ thống sở hữu trí tuệ hiện hành. Một vài nguồn tin cũng đã để xuất những sửa đổi nhất định đối với luật sở hữu trí tuệ để hoàn thiện việc thực hiện chức nãng của nó về mặt này.
- Một số người tham gia cũng đã thể hiện quan điểm rằng ít nhất là trong thời gian ngắn sự chú ý cần tập trung’vao phạm vi mà công cụ sở hữu trí tuệ hiện tại có thể được sử dụng để bảo hộ tri thức truyền thống. Việc tiến hành thử nghiệm các hình thức sở hữu trí tuệ hiện tại có thể kéo theo công việc liên hệ trực tiếp với những người nắm giữ tri thức truyền thống, bao gồm những người dân bản địa và cộng đồng địa phương, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề cơ bản của hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm tiến hành nghiên cứu thực tiễn và kỹ thuật trong việc áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ đối với những hình thức tri thức truyền thống khác nhau và nhằm cung cấp sự huấn luyện liên quan, ý tưởng có thể là hoạt động phát triển và thử nghiêm bằng những công cụ sở hữu trí tuệ hiện thời nhằm bảo hộ tri thức truyền thống theo cách tiếp cận được mô tả là "từ dưới lên".
Những người nắm giữ tri thức truyền thống có quan tâm đang tìm hiểu việc sử dụng rộng rãi hơn đối với hầu hết các nhánh hiện có của hệ thống sở hữu trí tuệ đặc biệt là nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, bằng độc quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm bí mật thương mại.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê