Mục lục bài viết
Thưa luật sư, xin hỏi: Em muốn hỏi về quyền thừa kế đất đai. Ba em có 2 vợ, vợ trước mất thời gian rồi thì ba em mới lấy mẹ em. Mẹ lớn có 2 người con trai và 4 người con gái. Mẹ em thì chỉ có 2 người con gái. Nhưng giờ ba và mẹ em đã mất nhưng ko có viết lại di chúc và đến giờ thì ba em vẫn đứng tên trên sổ đất. Nhưng gần đây mấy anh chị em con mẹ lớn đòi cắt ra, còn nếu không thì cho anh 3 ( tức con mẹ lớn ) của em đứng tên trên sổ đất. Nhưng em và chị em ( mẹ nhỏ) đều không đồng ý chỉ muốn anh em đồng sử dụng và đồng quyết định chứ ko của riêng ai. Nhưng các anh chị con mẹ lớn đều phản đối và ép 2 chị em em đến cùng. Liệu có đa số thắng thiểu số ko ạ?
Mong luật sư tư vấn và giải đáp giúp em.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900 6162
Trả lời:
1. Giải quyết tranh chấp về đất đai
Trong trường hợp này, di sản của ba bạn sẽ được chia theo pháp luật, do ba bạn không để lại di chúc. Theo đó, Điều 649, Điều 650, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp của bạn sẽ là 6 người con người vợ đầu tiên và hai chị em bạn. Theo đó, tất cả các giao dịch liên quan đến di sản thì cần phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng thừa kế..
2. Chia thừa kế thế nào thì đúng?
Thưa luật sư, xin hỏi: Bà ngoại tôi có một lô đất gần 1 hecta nằm trên trục đường chính quốc lộ 14 Tp Kon Tum, gồm nhà và đất canh tác trong đó nhà đã có sổ đỏ từ lâu còn đất canh tác thì chưa có sổ đỏ. Sau khi bà mất, không để lại di chúc, cậu tôi sang tên và tự thừa kế nhà từ năm 1999. Xin cho tôi hỏi phần đất canh tác còn lại /chưa có sổ đỏ, gia đình phía ngoại tôi có được thừa hưởng hay không? nếu có thì sẽ thừa hưởng như thế nào? Ngoại gồm 3 đứa con; mẹ tôi, cậu, và dì?
Chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi đáp từ quý công ty.
Trả lời:
Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013:
Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp mảnh đất đó đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mẹ bạn, dì và cậu bạn sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng mảnh đất này. Mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Căn cứ theo quy định về chia thừa kế quy định tại Điều 649, Điều 650, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
3. Muốn thừa kế di sản 1 mình được không?
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi thừa kế nhà và đất do 1 mình tôi đứng tên ( tôi đã có gia đình). Sau đó tôi xây mới lại bằng tiền của tôi (thanh toán qua ngân hàng từ tài khoản cá nhân của tôi) nay đã xong. Nay tôi xin cấp mới sổ hồng. Tôi muốn đứng tên một mình như lúc được thừa kế.Xin luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn .
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 tài sản riêng của vợ, chồng cụ thể như sau:
"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."
=> Theo pháp luật hôn nhân và gia đình, nhà và đất là tài sản bạn nhận được do thừa kế riêng nên đó sẽ là tài sản riêng của bạn và trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ đứng tên một mình bạn theo hướng dẫn tại 23/2014/TT-BTNMT thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Chồng mất vợ có đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không?
Thưa luật sư, Ba em mất không để lại di chúc gì hết, nhưng ba em có để lại đất đai nhà cửa. Giờ Má e đã già 70 tuổi rồi, vậy Má em có đứng tên quyền sử dụng đất đó được không thưa Luật sư ?
Trả lời:
Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
"Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác."
=> Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi vợ hoặc chồng chết để lại tài sản thì người vợ có quyền quản lý tài sản chung đó của vợ chồng nhưng không có quyền định đoạt phần tài sản của người chồng đã chết. Trường hợp nếu như đất đai, nhà cửa là tài sản riêng của bố bạn trước thời kỳ hôn nhân thì để mẹ bạn có thể đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất phải có sự đồng ý bằng văn bản của các con mới có thể đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất hợp pháp.
5. Đòi quyền thừa kế khi bố mẹ chết không đẻ lại di chúc?
Thưa luật sư, Bố mẹ Tôi có 2 con một trai và 1 gái. sau khi chết đi để lại một lô đất cùng với nhà ở và tài sản trên đất. Hiện nay Em trai tôi đang sử dụng và muốn chiếm đoạt tất cả. Tôi muốn đòi lại phần thừa kế của mình thì làm thế nào ? (Sổ đỏ Em Tôi giữ không cho xem; và Bố Mẹ Không để lại di chúc). nhờ luật sư tư vấn giùm. Cảm ơn nhiều.
Trả lời:
Trường hợp này vì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên bạn có quyền yêu cầu chia tài sản thừa kế theo quy định tại bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, bạn có quyền yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật, trường hợp bạn và em bạn không thỏa thuận được thì bạn có quyền nộp đơn ra Tòa Án để giải quyết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.