Nhưng chủ của khu đất đó là anh C, do anh C trước đây là chủ tịch quận mua nhiều đất nên mới nhờ anh A đứng tên mảnh đất ấy. Khi gia đình em mua đất thì bên bán yêu cầu tiền sẽ giao cho anh C Vậy em muốn hỏi là nếu mua đất đó thì có gặp rủi ro gì về luật pháp và cần có những giấy tờ gì để đảm bảo không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật đất đaicủa Công ty luật Minh Khuê,

Rủi ro khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất ?

Luật sư tư vấn đất đai gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì đầu tiên bạn cần tìm hiểu rõ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, việc ông C nhờ ông A đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc mua bán sẽ được tiến hành giữa bạn và ông A.Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ việc chuyển nhượng cho chị B nhưng giấy chứng nhận mang tên chị B hay chưa và việc anh A bán cho chị B là có hợp pháp hay không, việc ông C nhờ ông A đứng tên có thỏa thuận hạn chế gì về việc bán đất không... Khi xém yếu tố đo thì bạn cần tìm hiểu thông tin về diện tích đất trên như có thuộc trường hợp như có tranh chấp, có còn thời hạn sử dụng hay không, có bị kê biên để đảm bảo thi hành án hay không.

Tham khảo bài viết liên quan:

Chuyển nhượng đất không có sổ đổ ?

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất

Tư vấn tranh chấp đất ao trong gia đình ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận  Tư vấn Pháp luật đất đai.