Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Sách "Giáo trình các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự (Dành cho chương trình đào tạo sau đại học)" được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Sách Giáo trình các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự (Dành cho chương trình đào tạo sau đại học)
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Giáo trình đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó, phân tích làm rõ bản chất pháp lý cũng như ý nghĩa của các nguyên tắc được qui định trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 đối với lập pháp tố tụng hình sự và thực thi pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án.
Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất. Lý luận về các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự
Chương 1. Quan niệm về các nguyên tắc cơ bản
1. Nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự hay của Luật tố tụng hình sự
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình "Giáo trình các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự (Dành cho chương trình đào tạo sau đại học)" được biên soạn chi tiết và trình bày logic từ cơ sở lý luận hình thành các nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng hình sự. Ở phần các nguyên tắc, từng nguyên tắc tác giả trình bày cụ thể căn cứ, ý nghĩa của nguyên tắc, đặc điểm và nội dung của nguyên tắc rất rõ ràng.
Giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy môn học này đối với học viên đào tạo sau đại học tại Khoa luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Đồng thời, cuốn giáo trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những bạn đọc có nhu cầu quan tâm, nghiên cứu tới các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn "Giáo trình các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự (Dành cho chương trình đào tạo sau đại học)".
Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây căn cứ và ý nghĩa về mặt pháp lý của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự để bạn đọc tham khảo:
Căn cứ:
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án được quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể:
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.
Nội dung của Điều 15 xác định rất rõ rằng, chứng minh chỉ là quyền mà không phải là nghĩa vụ của người bị buộc tội. Đây là điểm mới cực kỳ quan trọng của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trước đây, chứng cứ và chứng minh là một quá trình hoàn toàn thuộc về quyền chủ động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Ý nghĩa về mặt pháp lý của nguyên tắc xác định sự thật vụ án
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án góp phần cụ thể hóa nguyên tắc hiến định và là cơ sở để tiến hành các giai đoạn tố tụng. Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 71: “…Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” và Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật …”. Việc xác định sự thật phải được tiến hành do cán bộ tư pháp thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án và chỉ được sử dụng những biện pháp hợp pháp. Nguyên tắc này đã loại trừ những trường hợp người tiến hành tố tụng lại sử dụng các biện pháp có khả năng xâm hại nghiêm trọng tới các quyền cơ bản của công dân để làm rõ sự thật của vụ án. Để đảm bảo một cách tối đa quyền lợi của người dân, cơ quan tiến hành tố tụng phải có đầy đủ căn cứ chứng minh tội phạm, thể hiện qua bản án kết tội của Tòa án mới có thể khẳng định là có tội. Do vậy, việc thực hiện đúng nguyên tắc xác định sự thật là cơ sở quan trọng nhất để khẳng định một người là có tội hay không có tội.
Quá trình xác định sự thật là một quá trình vô cùng phức tạp, khi giữa các giai đoạn đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Khi có đủ căn cứ khẳng định có dấu hiệu của tội phạm thì mới có thể khởi tố vụ án, và đó chính là căn cứ để tiến hành các hoạt động điều tra. Kết quả điều tra chính là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can hoặc đình chỉ vụ án, đồng thời nó cũng là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người đúng tội…Nếu như việc xác định sự thật tại một trong các giai đoạn đó không được đảm bảo thì tất yếu nguyên tắc này sẽ không được thực hiện.
Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền do Bộ luật TTHS quy định bao gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm làm rõ những chứng cứ xác định có tội, xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Ngoài ra nguyên tắc này cũng đặt ra nghĩa vụ đối với các cơ quan này không được thiên vị, cảm tình cá nhân, mà phải thu thập và đánh giá chứng cứ của vụ án trên tất cả các phương diện, cân nhắc kỹ mọi tình tiết có thể làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Từ đó, mọi tình tiết thu được trong quá trình điều tra, xét xử đều được đánh giá trên cơ sở pháp lý để rút ra kết luận về vụ án.