Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách "Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Tiến sĩ Lê Thị Giang biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: TS. Lê Thị Giang
Nhà xuất bản Tư pháp
3. Tổng quan nội dung sách
Hợp đồng tặng cho tài sản là một trong các hợp đồng thông dụng, được quy định tại các Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015 của nước ta. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hợp đồng tặng cho tài sản có xu hướng tăng cả về số lượng và giá trị tài sản, các tranh chấp liên quan ngày càng nhiều và phức tạp. Cuốn sách “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” giúp chúng ta tìm hiểu cơ sở lí luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Về mặt lí luận, tác giả nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý, các căn cứ phân loại hợp đồng tặng cho tài sản. Là một loại hợp đồng, hợp đồng tặng cho tài sản đương nhiên chịu tác động của các quy định về hợp đồng. Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản phải là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí giữa các bên, được lập ra để ràng buộc giữa bên tặng cho và bên nhận, đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng. Đặc trưng cơ bản nhất của hợp đồng tặng cho tài sản là nguyên tắc không có đền bù, đây là yếu tố chi phối mạnh mẽ và trực tiếp đến từng qui định trong hợp đồng này. Pháp luật nước ta ghi nhận có nhiều loại giao dịch có tính chất giống hợp đồng tặng cho tài sản như di tặng, hứa thưởng hay hợp đồng dịch vụ trả công bằng hiện vật; tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa hợp đồng tặng cho tài sản và các giao dịch này.
Hiện nay, pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản đã và đang được hoàn thiện nhằm đảm bảo phù hợp hơn với thực tiễn. Tác giả phân tích các quy định về đối tượng, chủ thể, hình thức, thời điểm phát sinh hiệu lực, việc hủy bỏ của hợp đồng này; các vấn đề liên quan hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện; so sánh với quy định một số quốc gia khác. Tác giả cũng dẫn chứng các trường hợp tranh chấp trong thực tiễn, kết quả giải quyết của tòa án và đưa ra nhận xét về bản án. Từ đó, bạn đọc hiểu rõ hơn thực trạng pháp luật nước ta về hợp đồng tặng cho tài sản.
Qua phân tích lí luận và thực tiễn, có thể thấy các quy định về hợp đồng tặng cho tài sản cần được hoàn thiện hơn nữa. Vì vậy, tác giả đưa ra kiến nghị đối với các quy định về chủ thể, hình thức, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản… Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện tặng cho, sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015. Kiến nghị về ban hành nghị quyết hướng dẫn việc áp dụng, áp dụng tập quán và lựa chọn án lệ về hợp đồng tặng cho tài sản.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1. Lý luận về hợp đồng tặng cho tài sản
1. Nhận diện hợp đồng tặng cho tài sản
1.1. Các quan niệm về tặng cho
1.2. Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản
3. Phân loại hợp đồng tặng cho tài sản
4. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác
4.1. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản và di tặng
4.2. Tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởng
4.3. Tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc và hợp đồng dịch vụ trả công bằng vật
5. Các lý thuyết ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
Chương 2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
1. Thực trạng các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản
2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
Kết luận
Phụ lục
Phụ lục 1. Khái quát pháp luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho tài sản qua các thời kỳ
Phụ lục 2. Án lệ số 03/2016/AL
Phụ lục 3. Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng.
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách "Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do TS. Lê Thị Giang biên soạn đã cung cấp tới bạn đọc một bức tranh pháp lý toàn diện về hợp đồng tặng cho tài sản: từ lý luận đến thực tiễn và chỉ rõ bất cập đưa ra phương hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện trong thực tế.
Trong bối cảnh khung pháp lý về Hợp đồng tặng cho tài sản còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về loại hợp đồng này là hết sức cần thiết trong đời sống, xã hội. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc muốn tìm hiểu về hợp đồng tặng cho tài sản, đặc biệt đối với bạn đọc là giảng viên, sinh viên luật, người làm công tác pháp luật và hành nghề tư vấn pháp luật.
5. Kết luận
Cuốn sách "Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" không chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý mà có có giá trị thực tiễn sâu sắc đối với bạn đọc.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!
Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây quy định của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho và một số nội dung phân tích trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Điều 460. Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Điều 461. Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Dưới góc độ pháp lý, tặng Cho được đánh giá là giao dịch đọc thu nhất so với các giao dịch mua bán, trao đổi, vay tài sản. Cùng là các giao dịch chuyển quyền sở hữu, mua bán, trao đổi và vay tài sản được nhìn nhận thống nhất là hợp đồng, là kết quả của sự thoả thuận giữa các bên chủ thể. Ngược lại, hiện nay trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, tặng cho được tiếp nhận và quy định dưới hai góc độ hoàn toàn khác nhau: (1) tặng cho là hợp đồng; (2) tặng cho là hành vi đơn phương của bên tặng cho.Thứ nhất, tặng cho được thừa nhận là một loại hợp đồngCác quốc gia ghi nhận tặng cho là hợp đồng như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc ... Bộ luật dân sự Pháp quy định về tặng cho tài sản tương đối chi tiết với số lượng lớn điều luật (hơn 80 Điều). Vấn đề tặng cho được quy định tại Thiên II, Quyền thứ ba với tiêu đề "chứng thư tặng cho và di chúc". Điều 894 Bộ luật dân sự Pháp ghi nhận: "chứng thư tặng cho là văn bản theo đó bên tặng cho từ bỏ ngay lập tức vào vĩnh viễn tài sản tặng cho cho bên được tặng và bên được tặng cho đồng ý nhận." Quy định này đã khẳng định Tặng cho là hợp đồng, thể hiện ý chí của hai bên, gồm bên tặng cho đoạn tuyệt với tài sản của mình, bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản. Bộ luật dân sự Nhật Bản xác định rõ tặng cho được ký kết theo sự thể hiện ý chí của một bên bên tặng cho về việc chuyển giao không lấy tiền một tài sản nhất định cho bên kia và có sự đồng ý của bên đó (Điều 549 Bộ luật dân sự Nhật Bản). Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan cũng quy định tương đồng: "tặng cho là một hợp đồng trong đó một người gọi là người cho, chuyển một tài sản của chính mình cho một người khác, gọi là người nhận mà không lấy tiền và người nhận nhận tài sản đó" (Điều 521). Theo quy định này, tặng cho được thừa nhận là....