T1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách tham khảo "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo" do PGS.TS. Bành Quốc Tuấn chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của ThS. Nguyễn Chí Thắng Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo

Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo

Tác giả: PGS.TS. Bành Quốc Tuấn chủ biên

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sách

Cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thoả thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế. Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau, một trong số các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức hoà bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp, do các quốc gia tự lựa chọn.

Chủ quyền quốc gia là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa thiêng liêng, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính chất bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Đối với các quốc gia, ngoài lãnh thổ đất liền, thì vùng biển đảo là nơi dự trữ tài nguyên rất lớn về nguyên nhiên liệu và các sản vật biển. Cũng chính vì vậy, biển đảo là nơi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích liên quan đến chủ quyền, thậm chí, có những vụ việc mâu thuẫn kéo dài nhiều năm liền giữa nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Những tranh chấp kéo dài, phức tạp và ngày càng gia tăng giữa hai hoặc nhiều bên có thể tìm ẩn nguy cơ khó lường, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở các khu vực và thế giới.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý về giải quyết tranh chấp biển đảo trên thế giới, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật xuất bản cuốn sách: "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo (sách tham khảo) của Phó giáo sư tiến sĩ Bành Quốc Tuấn (chủ biên) và thạc sĩ Nguyễn Nguyễn Trí Thắng.
Nội dung cuốn sách giới thiệu và phân tích 06 phán quyết điển hình của một số cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo, những vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, vụ kiện của Philippines với Trung Quốc về một số vấn đề trên biển Đông hay việc phân định ranh giới biển giữa Guyana và Xurinam...
1. Vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928
2. Vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Zukur Hanish trên Biển Đỏ giữa EErritoria và Yemen từ năm 1998 đến năm 1999
3. Vụ tranh chấp đường biên giới trên biển giữa Bacsbađốt với Tơriniđát và Toobagô năm 2006
4. Vụ tranh chấp giữa Malaixia và Xingapo về yêu cầu cảu tạo đất của Xingapo đối với vùng đất trong và chung quanh eo biển Johor từ năm 2003 đến năm 2005
5. Vụ tranh chấp chủ quyền giữa Guyana và Xurinam năm 2007
6. Vụ kiện của Philippin với Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông năm 2013

4. Đánh giá bạn đọc

Các tác giả đã trình bày nội dung vụ việc cùng phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế trong cuốn sách, đồng thời phân tích những phán quyết đó giúp bạn đọc củng cố thêm những căn cứ pháp lý cũng như đưa ra một số giải pháp trong quá trình giải quyết xung đột về tuyên bố chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông.

Cuốn sách phần nào giúp trang bị thêm kiến thức lý luận về luật quốc tế; góp phần tăng cường khả năng vận dụng, soi chiếu quy định của luật quốc tế trong thực tiễn xét xử cho những người hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, pháp luật quốc tế, các luật sư và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học viên học môn Công pháp quốc tế và bạn đọc quan tâm tới nội dung này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách tham khảo: "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo".

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây nội dung cơ bản về Vụ Philippines kiện Trung Quốc về một số vấn đề Biển Đông để bạn đọc tham khảo:

Vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là việc Philippines đệ đơn vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 để khởi kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về một số tranh chấp giữa hai nước liên quan việc giải thích và áp dụng UNCLOS ở Biển Đông Tòa Trọng tài thường trực (PCA) được lựa chọn làm cơ quan thư ký của vụ kiện. Vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, Tòa Trọng tài ad hoc thành lập hợp pháp theo Phụ lục VII đã ra phán quyết sơ bộ, tuyên bố có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia vào quá trình xét xử.

Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong đó nhất trí tuyên bố Trung Quốc không có "các quyền lịch sử" dựa trên cái gọi là bản đồ "đường chín đoạn". Ngoài ra, Tòa bác bỏ khả năng Trung Quốc được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa, đồng thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.

Lập trường Philippines

Philippines lập luận rằng yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có giá trị pháp lý bởi vì nó vi phạm quy định của UNCLOS về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Họ cho rằng, bởi vì hầu hết các đảo ở Biển Đông, bao gồm các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, không phải là phù hợp để con người sinh sống, nên theo quy định của Công ước không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Lập trường Trung Quốc

Trung Quốc từ chối tham dự vào vụ kiện, cho rằng nhiều thỏa thuận với Philippines đặt điều kiện cho những đàm phán song phương có thể được thỏa thuận để giải quyết những tranh cãi về biên giới. Họ cũng buộc tội Philippines về việc vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông tình nguyện, mà đã được thỏa thuận 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, mà cũng đặt điều kiện cho những đàm phán song phương như là các biện pháp để giải quyểt tranh chấp lãnh thổ và các tranh chấp khác. Trung Quốc công bố một văn kiện vào tháng 12 năm 2014 cho là việc tranh cãi không liên quan gì đến việc phân xử vì đây hoàn toàn là vấn đề chủ quyền, chứ không phải là quyền để khai thác. Việc Trung Quốc từ chối tham dự không làm cho tòa án kết thúc vụ kiện.

Lập trường Việt Nam

Vào ngày 11 tháng 12 năm 2014, Việt Nam tham gia vào vụ kiện nộp lên 3 tuyên bố: Việt Nam ủng hộ vụ kiện của Philippines; họ không chấp nhận "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đưa ra và họ đề nghị toà án ghi nhận về những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam về một số đảo như Quần đảo Hoàng Sa.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, Việt Nam đã cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng đang diễn ra của vụ kiện liên quan đến Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)

Nội dung mà Tòa chấp nhận thụ lý

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định tòa án này có quyền tài phán với 07 trong số 15 nội dung Philippines khởi kiện, gồm:

- Bãi cạn Scarborough không được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

- Đá Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu Bi (Subi Reef) là những cấu trúc địa lý thấp hơn mực thủy triều cao và chỉ cục bộ nhô lên trên mực triều thấp, nên gọi là các thực thể địa lý triều thấp hay những bãi đá thủy triều, không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền (tức là lãnh hải), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa. Đồng thời chúng là những thực thể địa lý không đủ điều kiện để các quốc gia chiếm dụng bằng cách cư ngụ hoặc các hình thức chiếm dụng khác.

- Đá Ga Ven (Gaven Reef) và cụm đá Ken Nan-đá Tư Nghĩa (McKennan Reef) là những cấu trúc địa lý (dạng bãi đá ngầm) thấp hơn mực thủy triều (bãi đá thủy triều), không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền (tức là lãnh hải), vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Nhưng mực triều thấp của các kết cấu này có thể được sử dụng để xác định đường cơ sở, mà căn cứ vào đó để xác định chiều rộng của vùng biển chủ quyền (lãnh hải) của đảo Nam Yết (Namyit) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) (Ga Ven cho Nam Yết, và Ken Nan-Tư Nghĩa cho Sinh Tồn).

- Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

- Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Philippines mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough.

- Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.

- Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật (như Ngư chính, Hải giám Trung Quốc) gây nguy hiểm, rủi ro, va chạm với các tàu của Philippines hành hải gần khu vực bãi cạn Scarborough (vi phạm quyền hành hải của Philippines).

Tóm lại, vụ kiện này là về vai trò lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.

Không thuộc thẩm quyền của Tòa

Tòa Trọng tài đã nhấn mạnh không xét xử và kết luận về bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Ảnh hưởng của việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tới vụ kiện

Từ năm 2014, Trung Quốc đã nạo vét cát từ đáy biển và cải tạo hơn 1.200 hecta diện tích của các đá (Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa), xây dựng thành 07 đảo nhân tạo nổi trên mực triều cao đã làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm của các bãi đá ngầm này so với những cấu trúc vốn có của các thực thể địa lý này thời còn là những bãi đá thủy triều

Phán quyết của Tòa Trọng tài

Những điểm chính trong phán quyết từ tòa trọng tài:

Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn

Không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong các vùng biển nằm trong "đường chín đoạn". Toà nhận thấy, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.

Quy chế của các cấu trúc và quyền hưởng các vùng biển

Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Trên cơ sở kết luận này, Toà tuyên bố, một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

Tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc

Do nhận định trên, Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc: can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này.

Gây hại cho môi trường biển

Toà nhận định, qua các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường biển và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.org