Mục lục bài viết
- 1. Sàn công tác là gì?
- 2. Những quy định chung về sàn công tác
- 3. Kích thước sàn công tác (kích thước mâm giàn giáo)
- 4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012
- 4.1. Một số thuật ngữ
- 4.2. Quy định chung
- 5. Thiết bị cốp pha trượt
- 5.1 Cấu tạo hệ thống thiết bị cốp pha trượt
- 5.2 Yêu cầu chung
- 5.3 Sàn công tác, giàn giá treo
1. Sàn công tác là gì?
Là nơi thực hiện các thao tác chính trong khi thi công bằng cốp pha trượt như đổ bê tông, lắp đặt cốt thép, tập kết vật liệu, vận chuyển bê tông theo phương ngang. Sàn công tác được nâng dần lên trong quá trình trượt và được cấu tạo phù hợp với kết cấu, công trình cần thi công. Sàn công tác ở mặt ngoài công trình gọi là sàn công tác ngoài. Sàn công tác ở mặt trong gọi là sàn công tác trong.
Giàn giáo công tác hay gọi gọn là giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác (civil)), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,...).
Giàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Giàn giáo công tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là giàn giáo thi công hay giàn giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,...)
Tuy nhiên, trong xây dựng giàn giáo công tác khác biệt với một loại giáo chống dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha (khuôn đúc bê tông) dạng đáy nằm, bởi công năng sử dụng. Giàn giáo công tác hay còn gọi tắt là giáo công tác kết hợp với sàn thao tác có chức năng là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo trên độ cao lớn an toàn cho người công nhân xây dựng đứng làm việc. Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).
Đây là một trong những loại thiết bị được tiêu thụ nhiều và tạo được uy tín mạnh mẽ trên thị trường
Sàn công tác có 2 loại: Loại sàn công tác có khoá (mâm giàn giáo có khóa) và loại sàn công tác không có khoá.
Mỗi loại có 1 chức năng và ưu điểm khác nhau nhưng sàn công tác có khoá thì giúp đảm bảo an toàn hơn khi thao tác trên giàn giáo – chiều rộng thông thường của sàn công tác được sử dụng là loại 310mm và 360mm.
2. Những quy định chung về sàn công tác
- Phải chắc chắn, bảo đảm chịu được tải trọng tính toán, không trơn trượt
– Vật liệu được lựa chọn làm sàn phải có đủ cường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, không bị ăn mòn hóa học và chống được xâm thực của khí quyển –
- Sàn công tác phải được định vị chặt, chống được sự chuyển dịch theo các phương.
Trong thi công xây dựng, an toàn lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Chính vì điều này mà các nhà sản xuất, phân phối thiết bị thi công xây dựng đều cố gắng nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình thi công, cũng như vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng.
Sàn công tác có có thể dùng cho cả giàn giáo khung và giàn giáo nêm, do đó chúng ta cần tìm hiểu về kích thước chuẩn của giàn giáo là bao nhiêu để có thể chọn mua kích thước sàn thao tác cho phù hợp.
3. Kích thước sàn công tác (kích thước mâm giàn giáo)
Do kết cấu công trình nên kích thước sàn thao tác có khá nhiều, khách hàng có thể đặt hàng theo yêu cầu của từng công trình cụ thể:
- Chiều dài: 1600 mm
- Chiều rộng: 360 mm
- Độ dày tôn: 0.9 mm – 1.5 mm
- Màu: sơn xanh – đỏ, mạ kẽm.
- Phụ kiện đi kèm: móc mâm giàn giáo.
4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012
Theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012 về Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt - Thi công và nghiệm thu thì nội dung này được quy định như sau:
Sàn công tác (Work platform) là nơi thực hiện các thao tác chính trong khi thi công bằng cốp pha trượt như đổ bê tông, lắp đặt cốt thép, tập kết vật liệu, vận chuyển bê tông theo phương ngang. Sàn công tác được nâng dần lên trong quá trình trượt và được cấu tạo phù hợp với kết cấu, công trình cần thi công. Sàn công tác ở mặt ngoài công trình gọi là sàn công tác ngoài. Sàn công tác ở mặt trong gọi là sàn công tác trong.
4.1. Một số thuật ngữ
- Hệ thống thiết bị cốp pha trượt (System of slipform device): Là một hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp tất cả những gì cần thiết để thực hiện dây chuyền công nghệ thi công công trình bê tông cốt thép toàn khối bằng cốp pha trượt.
- Giá nâng (Lifting framing): Là kết cấu chịu lực chính của hệ thống thiết bị cốp pha trượt, dùng để cố định kích, vành gông, để đỡ sàn công tác và duy trì hình dạng hình học của cốp pha.
- Vành gông (Yoke ring): Là kết cấu để cố định các tấm cốp pha theo đúng vị trí như đã ghi trong thiết kế, để gông giữ không cho cốp pha bị mất ổn định và bị biến dạng trong quá trình thi công trượt. Vành gông được liên kết chặt với giá nâng để cùng giá nâng kéo cốp pha lên theo.
- Cốp pha (Formwork): Được tạo nên từ nhiều tấm cốp pha chế tạo sẵn bằng thép ghép lại để tạo hình kết cấu trong khi thi công trượt. Cốp pha được cố định vào vành gông để chuyển động cùng vành gông. Trong khi thi công mặt cốp pha trực tiếp tiếp xúc và trượt trên bề mặt bê tông mới đổ của kết cấu.
- Ty kích (Jack rod): Là chỗ dựa và đường dẫn để cho kích bám vào và leo lên trong khi thi công trượt. Loại ty kích sau khi thi công xong công trình thì rút ra để sử dụng lại cho thi công công trình khác gọi là "ty kích chuyên dùng". Loại ty kích sau khi thi công xong không rút ra mà để nằm lại trong bê tông công trình gọi là "ty kích không chuyên dùng", có thể sử dụng loại ty kích này kiêm luôn làm cốt thép chịu lực.
- Sàn công tác (Work platform): Là nơi thực hiện các thao tác chính trong khi thi công bằng cốp pha trượt như đổ bê tông, lắp đặt cốt thép, tập kết vật liệu, vận chuyển bê tông theo phương ngang. Sàn công tác được nâng dần lên trong quá trình trượt và được cấu tạo phù hợp với kết cấu, công trình cần thi công. Sàn công tác ở mặt ngoài công trình gọi là sàn công tác ngoài. Sàn công tác ở mặt trong gọi là sàn công tác trong.
- Giàn giáo treo (Hanging scaffold): Là giàn giáo được treo ở phía dưới sàn công tác, là nơi để thực hiện các công việc hoàn thiện bề mặt bê tông, kiểm tra bê tông sau khi ra khuôn, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ khuôn lỗ chừa sẵn. Giàn giáo treo ở mặt ngoài công trình gọi là giáo treo ngoài. Giàn giáo treo ở mặt trong công trình gọi là giáo treo trong.
- Cường độ ra khuôn của bê tông (Concrete strength out of formwork): Là cường độ bê tông của công trình ở tuổi vừa lộ ra khỏi cốp pha trượt.
- Độ côn cốp pha (Conicity of formwork): Chỉ mức độ nghiêng của cốp pha khi lắp, tính bằng tỉ số phần trăm của chiều cao cốp pha.
- Công trình (Construction site): Từ "công trình" dùng trong tiêu chuẩn này chỉ Silô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường, hoặc các công trình có dạng tương tự.
- Trượt không (Slide Without concrete): Là quá trình chỉ trượt nâng cốp pha lên mà không đổ bê tông vào khuôn cốp pha.
4.2. Quy định chung
Thiết kế công trình áp dụng phương pháp thi công bằng cốp pha trượt cần phù hợp với những đặc điểm của thi công bằng cốp pha trượt, có thể tham khảo Phụ lục A và Phụ lục D.
Thi công bằng cốp pha trượt không nên thực hiện trong khi có bão, lốc, mưa lớn. Trường hợp bắt buộc phải thi công trong khi có bão, lốc, mưa lớn thì phải có biện pháp đặc biệt riêng đảm bảo thi công đạt chất lượng và an toàn.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này cần đồng thời tuân thủ những quy định trong các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác có liên quan.
5. Thiết bị cốp pha trượt
5.1 Cấu tạo hệ thống thiết bị cốp pha trượt
Hệ thống thiết bị cốp pha trượt bao gồm: Giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giàn giáo treo, hệ thống thiết bị nâng (kích thủy lực, ty kích, trạm bơm dầu), hệ thống vận chuyển vật liệu theo phương ngang và theo phương đứng, hệ thống điện thi công, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống thiết bị đo và quan trắc để khống chế đảm bảo độ chính xác và chất lượng thi công. Sơ đồ hệ thống thiết bị cốp pha trượt thể hiện ở Hình 1.
5.2 Yêu cầu chung
Tải trọng để tính toán thiết kế các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt lấy theo Phụ lục B
Các bộ phận giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giáo treo của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần được tính toán thiết kế đủ cứng, đủ khả năng chịu lực phù hợp với các quy định của TCVN 5574:1991, TCVN 5308:1991 có tính định hình cao, dễ tháo lắp và có cấu tạo phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
Gia công chế tạo các bộ phận giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giáo treo của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế, của tiêu chuẩn này và của các tiêu chuẩn liên quan hiện hành. Mặt ngoài của kết cấu thép (trừ ty kích và mặt cốt pha có tiếp xúc với bê tông) cần được sơn chống gỉ.
Các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất. Các máy móc của hệ thống thiết bị nâng cần phải có kiểm định hợp chuẩn.
5.3 Sàn công tác, giàn giá treo
Các chi tiết của sàn công tác cần được chế tạo theo đúng thiết kế ở dạng điển hình, thông dụng, dễ liên kết với giá nâng, dễ tháo lắp theo từng cụm hoặc theo từng chi tiết.
Chọn kết cấu sàn công tác theo các chỉ dẫn sau:
- Đối với công trình có chiều dày thành (tường, vách) thay đổi liên tục nên sử dụng kiểu dẫm tỏa nan quạt, dầm vòng trong, dầm vòng ngoài cùng với vòng kéo dưới và thanh căng để tạo thành kết cấu sàn công tác;
- Đối với công trình có chiều dày thành (tường, vách) không đổi có thể sử dụng kiểu dầm dàn, dầm nhỏ và thanh chống để tạo thành kết cấu sàn công tác. Hoặc có thể dùng giá treo tam giác, vòng trung tâm, thanh căng và thanh chống để tạo thành kết cấu sàn công tác;
- Đối với tường (vách) có thể dùng kiểu dàn khung giữa các tường, dầm và thanh chống cùng với vành gông của các tường (vách) để tạo thành kết cấu sàn công tác kiểu dàn khung.
Cấu tạo sàn công tác cần phù hợp với thực tế thi công trượt từng công trình cụ thể và đáp ứng các quy định sau:
- Sàn công tác cần đủ rộng để người và các phương tiện thi công hoạt động bình thường;
- Sàn công tác được cấu tạo bởi dàn khung (hoặc dầm), giá tam giác và ván lát cần được liên kết thành một khối hoàn chỉnh, chắc chắn và ổn định với giá nâng hoặc vành gông. Giữa các dàn khung (hoặc dầm) nên có các thanh chống đứng và chống ngang để giữ ổn định và tăng cứng cho sàn;
- Khi dàn khung (hoặc dầm) của sàn công tác tì vào vành gông thì cần có giá đỡ ở điểm tì ấy;
- Sàn công tác vươn ra phía ngoài có bề rộng không nên lớn hơn 1 000 mm và có lan can bảo vệ;
- Mặt sàn công tác nên làm bằng gỗ, tối thiểu là thuộc nhóm IV và có chiều dày không nhỏ hơn 40 mm;
- Kích thước các chi tiết chịu lực bằng gỗ dùng cho sàn công tác cần được lựa chọn theo tính toán. Gỗ dùng cho các chi tiết của sàn công tác tối thiểu là thuộc nhóm IV.
Nếu khoảng cách giữa các giá nâng lớn hơn 1 200 mm thì dùng dầm đỡ để chịu tải trọng của sàn công tác và để liên kết các giá nâng với nhau, phía trên dầm đỡ nên bố trí các đà ngang để đỡ ván lát mặt sàn.
Nếu khoảng cách giữa các giá nâng nhỏ hơn 1 200 mm thì nên dùng thép tròn hoặc thép hình để liên kết các giá nâng với nhau trong mặt phẳng sàn công tác. Ván lát mặt sàn có thể đặt gối trực tiếp lên giá nâng.
Nếu trên sàn công tác có bố trí xe goòng vận chuyển bê tông ngang thì ray goòng cần cố định chắc chắn vào sàn công tác bằng liên kết cứng (hàn hoặc bu lông).
Giáo treo ngoài có bề rộng nên từ 500 mm đến 800 mm, bề rộng giáo treo trong phụ thuộc vào thực tế thi công công trình cụ thể để chọn. Nếu dùng thanh treo giáo bằng thép thì đường kính không nên nhỏ hơn 16 mm, khoảng cách giữa các thanh treo cần chọn theo tính toán, bu lông thanh treo nên sử dụng loại hai đai ốc. Ván lát mặt sàn giáo treo tối thiểu là gỗ nhóm IV dày 40 mm. Xung quanh giáo treo cần có lan can bảo vệ và bọc lưới an toàn.
Trân trọng!