Mục lục bài viết
1. Quy định của liên đoàn lao động về danh mục sổ kế toán công đoàn cơ sở
Theo quy đinh tại Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam hướng dẫn việc: "Thực hiện quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đôi với công đoàn cơ sở" như sau:
-Mỗi công đoàn cơ sở phải có 1 hệ thống sổ kế toán cho 1 kỳ kế toán năm. Kế toán phải mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, đóng dấu giáp lai, quản lý, ghi sổ kế toán theo quy định của chế độ kế toán HCSN:
+Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm, đối với công đoàn cơ sở mới thành lập sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập
+Việc ghi sổ kế toán phải ghi đầy đủ các mục như đã hướng dẫn (chú ý không dùng mực đỏ để ghi, chữ viết phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống khi sửa chữa phải sửa chữa theo đúng quy định của luật kế toán
+Cuối kì kế toán, kế toán công đoàn cơ sở kiểm tra đối chiếu giữa các sổ kế toán, khóa sổ để cung cấp Báo cáo Tài chính
-Danh mục sổ kế toán bao gồm:
TT | Tên sổ | Số hiệu |
1 | Sổ quỹ tiền mặt | S11-H |
2 | Sổ tiền gửi ngân hàng | S12-H |
3 | Sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở | S82-TLĐ |
4 | Sổ theo dõi TSCĐ, CCDC (nếu có) | SH26-H |
5 | Sổ theo dõi các khoản phải thu (tạm ứng, đầu tư tài chính, phải thu khác) (nếu có) | S31-H |
6 | Sổ theo dõi các khoản phải trả (nếu có) | S18-TLĐ |
7 | Sổ đoàn phí | S81-TLĐ |
Như vậy: Mấu S12 - H tiền gửi ngân hàng, kho bạc làm một trong các mẫu sổ kế toán của công đoàn cơ sở được tổng Liên đoàn lao động quy định và áp dụng đối với một số công đoàn cơ sở có tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc.
2. Mẫu S12 - H: Số tiền gửi ngân hàng, kho bạc
-Mẫu số S12 - H được quy định cụ thể tại phục lục số 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ năm 2021 ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiên quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đói với công đoàn cơ sở như sau:
Công đoàn cấp trên: | Mẫu số: S12 - H |
Đơn vị: | (Ban hành kèm theo thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính) |
SỐ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG, KHO BẠC
Tháng, năm 2023
Nơi mở tài khoản giao dịch: ghi tên ngân hàng (ví dụ ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển BIDV)
Số hiệu tài khoản nơi gửi:Ghi số hiệu tài khoản mà cơ sở mở
Loại tiền gửi: Ghi loại tiền
Ngày tháng ghi sổ | chứng từ | Diễn giải | số tiền | Ghi chú | |||
Số hiệu | Ngày, tháng | Gửi vào | Rút ra | Còn lại | |||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | E |
ghi ngày tháng | ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Ghi ngày tháng của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Số dư đầu tháng | Ghi số tiền gửi | Ghi số tiền rút | Ghi số tiền còn lại | |
ghi ngày tháng | ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Ghi ngày tháng của chứng (giấy báo nợ, báo có) | Số dư phát sinh tháng | Ghi số tiền gửi thêm (nếu có) | Ghi số tiền rút (nếu có) | Tổng hợp ghi số tiền còn lại | |
Ghi ngày tháng | Ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Ghi ngày tháng của chứng từ (giấy báo nơ, báo có) | số dư phát sinh trong tháng | Ghi số tiền gửi thêm (nếu có) | Ghi số tiền rút (nếu có) | Tổng hợp số tiền còn lại | |
Ghi ngày tháng | Ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, giấy báo có) | Ghi ngày tháng của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | số dư phát sinh trong tháng | Ghi số tiền gửi thêm (nếu có) | Ghi số tiền rút (nếu có) | Tổng hợp số tiền còn lại | |
Ghi ngày tháng | Ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Ghi ngày tháng của chứng từ (giấy báo nợ, bá có) | Số dư phát sinh trong tháng | Ghi số tiền gửi thêm (nếu có) | Ghi số tiền rút (nếu có) | Tổng hợp số tiền còn lại | |
Ghi ngày tháng | Ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Ghi ngày tháng của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Số dư phát sinh trong tháng | Ghi số tiền gửi thêm (nếu có) | Ghi số tiền rút (nếu có) | Tổng hợp số tiền còn lại | |
Ghi ngày tháng | Ghi số hiệu của chứng từ (giấy báo nợ, báo có) | Ghi ngày tháng của chứng từ, giấy báo nợ, báo có) | Số dư phát sinh trong tháng | Ghi số tiền gửi (nếu có) | Ghi số tiền rút (nếu có) | Tổng hợp số tiền còn lại | |
Cộng phát sinh tháng | Cộng tổng số tiền đã gửi | Công tổng số tiền đã rút | Ghi số tiền còn lại và chuyển sang tháng sau | ||||
Cộng lũy kế đầu năm | Cộng tổng số tiền đã gửi | Cộng tổng số tiền đã rút | Ghi số tiền còn lại |
-Sổ này có (ghi số trang), đánh số từ trang 01 đến trang (ghi trang cuối)
-Ngày mở sổ: ghi ngày, tháng, năm mở sổ
NGƯỜI LẬP SỔ | PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN | Ngày tháng năm 2023 CHỦ TÀI KHOẢN |
(Ký, họ tên) | (ký, họ tên) | (ký, họ tên, đóng dấu) |
-Hướng dẫn cách ghi sổ gửi ngân hàng, kho bạc: theo hướng dẫn tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo hướng dẫn số 47/HD-TLĐ năm 2021 về phương pháp ghi số tiền gửi ngân hàng, kho bạc như sau:
+Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng loại tiền của đơn vị Ngân hàng hoặc kho bạc nơi giao dịch.
+Căn cứ để ghi vào sổ này là giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng, kho bạc
+Mỗi nơi mở tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và mỗi loại tiền gửi được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản giao dịch cũng như số hiệu tài khoản tại nơi giao dịch
+Đầu kỳ ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 3
Hàng ngày:
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ
Cột B, C ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (Giấy báo nơ, báo có)
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ
Cột 1,2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi
Cột 3: Ghi số tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc
Cuối tháng:
Cộng tổng số tiền đã gửi vào, đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng, kho bạc chuyển sang tháng sau.
Số dư trên số tiền gửi phải được đối chiếu với số dư tại ngân hàng hay kho bạc đảm bảo khớp. Trường hợp có chênh lệch phải phối hợp với ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý, đồng thời phải thuyết minh rõ chênh lệch và
Sau khi hoàn thiện việc đối chiếu sổ này phải có đầy đủ chữ ký theo mẫu quy định và lưu cùng bảng đối chiếu số liệu tài khoản tiền gửi với kho bạc và sổ chi tiết do ngân hàng gửi hàng tháng.
3. Những lưu ý khi sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc S12 - H
-Đây là mẫu đã được liên đoàn lao động hướng dẫn cụ thể về cả hình thức lẫn nội dung ghi nên khi ghi sổ cần ghi đúng, đủ theo những gì Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn cả về hình thức và nội dung
-Khi ghi sổ cần chủ ý ghi chính xác ngày, tháng, số liệu cập nhật chính xác các lần gửi, lần rút tiền và tổng hợp chính xác các số liệu
-Khi ghi sổ cần ghi đầy đủ, chi tiết tránh tẩy xóa
-Số dư trên số tiền gửi phải được đối chiếu kỹ với số dư tai ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước tránh thất thoát hoặc sai lệch
-Khi có sự sai lệch phải phối hợp ngay với ngân hàng và kho bạc nhà nước để tìm nguyên nhân giải quyết và có biện pháp xử lý phải thuyết minh về chênh lệnh và nguyên nhân chênh lệch
-Sau khi kết thúc và hoàn thành việc đối chiếu cần phải có dấu và chữ ký của những cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm theo mẫu đã nêu ở trên
-Sổ này được lưu cùng với bản đối chiếu số liệu khoản tiền gửi với kho bạc và sổ chi tiết do ngân hàng gửi sau khi hoàn tất các thủ tục đối chiếu và có đầy đủ chữ ký, mẫu theo hướng dẫn của Liên đoàn lao động Việt Nam
Tải mẫu tại đây
Trên đây là bài viết của công ty Luật Minh Khuê về vấn đề: "Hướng dẫn tải mẫu S12 - H số tiền gửi ngân hàng, kho bạc" nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý gì cần tư vấn quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.6162 hoặc Email: lienhe@luatminhkhue.vn. Trân trọng