1. Nhập khẩu phân bón về Việt Nam có cần xin giấy phép hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Trồng trọt 2014 có quy định về nhập khẩu phân bón. Theo đó thì quy định về nhập khẩu phân bón được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
+ Phân bón để khảo nghiệm;
+ Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
+ Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
+ Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
+ Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
+ Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
- Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
Như vậy thì căn cứ theo quy định trên thì không phải mọi trường hợp nhập khẩu phân bón thì đều cần giấy phép nhập khẩu phân bón, chỉ những phân bón nhập khẩu chưa có quyết định lưu hành thì mới cần phải xin giấy phép nhập khẩu phân bón.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phân bón vào Việt Nam
Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phân bón thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 13 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
- Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 14 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
- Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định sau:
+ Phân bón để khảo nghiệm;
+ Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
+ Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
+Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
+ Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định đó là ổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây: Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm)
- Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây: Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học)
- Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất).
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên đến cơ quan có thẩm quyền và trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu 15 tại Phụ lục I ban hành theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP, trường hợp không cấp thì cần phải có một văn bản trả lời cụ thể và nêu rõ lý do từ chối là gì.
Như vậy thì hồ sơ thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón khá là nhanh chóng và được quy định cụ thể trong Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Theo đó thì chỉ trong vòng 07 ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp phép nhập khẩu phân bón.
3. Sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong giấy phép nhập khẩu bị xử phạt như thế nào?
Nghị định 31/2023/NĐ-CP đã quy định một cách cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Về hành vi sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích được ghi trong giấy phép nhập khẩu thì được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Theo đó thì hành vi vi phạm quy định về sử dụng phân bón không đúng mục đích được ghi trong giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép nhập khẩu phân bón từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm về sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong giấy phép nhập khẩu phân bón.
Biện pháp khắc phục hẩu quả:
+ Buộc thu hồi phân bón để sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi vi phạm
+ Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị phân bón vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc không thể thu hồi đối với hành vi vi phạm về sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong giấy phép nhập khẩu phân bón.
Bên cạnh đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:
- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền quy định tại chương II và chương III của nghị định 31/2023/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương IV của Nghị định 31/2023/NĐ-CP là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy thì căn cứ theo các quy định trên, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu thì bị xử lý như sau:
-Đối với phạt tiền thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử lý như sau:
+ Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
- Tước quyền sử dụng Giấy phép nhập khẩu phân bón từ 06 tháng đến 12 tháng tùy tính chất, mức độ vi phạm;
- Buộc thu hồi phân bón;
- Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị phân bón vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc không thể thu hồi.
Các bạn còn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau đây:
Danh mục hàng hóa cần có giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu
Trên đây là toàn bộ những nội dung thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến giấy cấp phép nhập khẩu phân bón. Mong rằng thông qua những nội dung mà chúng tôi cung cấp đã giúp cho các bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc khác có liên quan thì liên lạc với chúng tôi thông qua số điện thoại 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn