Mục lục bài viết
1. Phân bón là gì?
Luật trồng trọt giải thích: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
2. Quy định về nhập khẩu phân bón
Điều 44 Luật trồng trọt quy định về nhập khẩu phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
g) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
h) Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
3. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 46 Luật trồng trọt:
1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, trừ phân bón nhập khẩu quy định tại các điểm a, d, đ, e và h khoản 2 Điều 44 của Luật này.
2. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu do cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện.
3. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu như sau:
Thẩm quyền:
Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.
d) Thông báo kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
a) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.
b) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng.
c) Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.
Trường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
đ) Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.
4. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
đ) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
e) Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt);
g) Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).
Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
>>> Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………………. | ………., ngày ….. tháng ….. năm …… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
1. Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………….. Fax: ……………………………………….
2. Tên phân bón: ……………………………………………………………………………..
3. Số lượng nhập khẩu: ……………………………………………………………………..
4. Nhà sản xuất, xuất xứ: ……………………………………………………………………
5. Mục đích nhập khẩu
□ Phân bón để khảo nghiệm
□ Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí
□ Phân bón sử dụng trong dự án nước ngoài tại Việt Nam
□ Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu
□ Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm
□ Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học
□ Phân bón làm nguyên liệu sản xuất phân bón khác
□ Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất
6. Thời gian nhập khẩu (dự kiến):………………………………………………………………
7. Cửa khẩu nhập khẩu (dự kiến):………………………………………………………………
8. Các tài liệu nộp kèm theo: ……………………………………………………………………
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phân bón nhập khẩu.
Khi cần liên hệ theo địa chỉ: ……, điện thoại: ……, Fax: ….., E-mail: ……………………..
| …….., ngày …… tháng …. năm.... |
6. Mẫu tờ khai kỹ thuật nhập khẩu phân bón
>>> Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
TỜ KHAI KỸ THUẬT
1. Tên phân bón: …………………………………………………………………………..
Tên khác (nếu có): …………………………………………………………………………
2. Xuất xứ: ………………………………………………………………………………….
3. Loại phân bón: Phân bón vô cơ □; Phân bón hữu cơ □; Phân bón sinh học □
5. Phương thức sử dụng: Bón rễ □; Bón lá □
6. Dạng phân bón: Dạng rắn: □; Dạng lỏng □
7. Bao bì (ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích): ……………………………….
8. Chỉ tiêu chất lượng (theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất)
STT | Chỉ tiêu chất lượng | Đơn vị tính | Hàm lượng |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
…. |
|
|
|
9. Các yếu tố hạn chế trong phân bón (theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật nếu có)
STT | Các yếu tố hạn chế | Đơn vị tính | Hàm lượng |
1 | Asen |
|
|
2 | Cadimi |
|
|
3 | Chì |
|
|
4 | Thủy ngân |
|
|
5 | Biuret |
|
|
6 | Axit tự do |
|
|
7 | Salmonella |
|
|
8 | E. coli |
|
|
9 | Các yếu tố khác theo quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật |
|
|
11. Hướng dẫn sử dụng (1):
- Cây trồng sử dụng: ……………………………………………………………………………………
- Liều lượng sử dụng/đơn vị diện tích, ghi rõ cho từng loại cây trồng:……………………………
- Diện tích sử dụng, ghi rõ cho từng loại cây trồng:…………………………………………………
- Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng: ……………………………………………………………
12. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường: ……………………………………….
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến phân bón nhập khẩu.
| Tổ chức, cá nhân đăng ký |
____________________
(1) Chỉ khai trong trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại điểm a, b, c, e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt.
7. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
>>> Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU
(Có giá trị đến ngày …… tháng …… năm ……)
Kính gửi: …………………………………………..(1)
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………………… Fax:…………………………………..
Tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………………… Fax:…………………………………..
Đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón sau:
STT | Tên phân bón | Mã số phân bón (nếu có) | Loại phân bón | Khối lượng | Nhà sản xuất | Ngày sản xuất | Hạn sử dụng | Xuất xứ | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đăng ký kiểm tra lô hàng nói trên tại địa điểm (địa điểm, sơ đồ kho lưu chứa phân bón để kiểm tra):
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Hồ sơ kèm theo gồm có: - Hợp đồng số: ………………………………….. - Hóa đơn số: …………………………………… - Vận đơn số: …………………………………… - Danh mục hàng hóa: ………………………… | - Giấy phép nhập khẩu (đối với loại phân bón yêu cầu giấy phép): ……………………………. - Phiếu kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất (nếu có): …………………………………………. - Giấy tờ khác (nếu có): ……………………….. |
Chúng tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật:
1. Tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ;
2. Giữ nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đăng ký trên và xuất trình hàng hóa cùng hồ sơ Hải quan để ………(1) thực hiện việc kiểm tra chất lượng lô hàng này;
3. Chỉ đưa hàng hóa vào sản xuất, buôn bán, sử dụng khi được ……. (1) cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu kết luận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng.
| ……., ngày ….. tháng …… năm ……. |
____________________
(1) Tên cơ quan kiểm tra nhà nước.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê