Mục lục bài viết
- 1. Thức ăn chăn nuôi là gì?
- 2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
- 3. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin
- 4. Đánh giá để thừa nhận phương pháp thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu
- 5. Mẫu đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin
- 6. Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống
2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Điều 41 Luật chăn nuôi năm 2018 quy định điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như sau:
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Luật này.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 13/2020/NĐ-CP thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tiến hành như sau:
Cơ quan cấp phép:
Cục Chăn nuôi là cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
Trình tự thủ tục cấp giấy phép:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo mục đích nhập khẩu đến Cục Chăn nuôi.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Đánh giá để thừa nhận phương pháp thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu
Phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu được Cục Chăn nuôi thừa nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được tổ chức công nhận quốc gia hoặc tổ chức công nhận quốc tế công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu chỉ định, thừa nhận, trong đó có phạm vi công nhận là thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm;
b) Có máy móc, thiết bị, dụng cụ phù hợp với phương pháp thử nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025;
c) Có phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi được thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nhu cầu thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu, nộp hồ sơ đăng ký về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu theo Mẫu số 10.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu được công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 hoặc văn bản chỉ định, thừa nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;
c) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm phù hợp với phương pháp thử nghiệm bao gồm các thông tin: Tên máy móc, thiết bị; thời gian đưa vào sử dụng và thời gian kiểm định, hiệu chuẩn kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
d) Quy trình thử nghiệm và hồ sơ thẩm định, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm trên nền mẫu thức ăn chăn nuôi do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
đ) Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng (nếu có) do phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.
Trình tự thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu được quy định như sau:
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi thẩm định hồ sơ và tổ chức đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm (nếu cần thiết). Trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định thừa nhận có hiệu lực tối đa 03 năm.
Thành phần Đoàn đánh giá thực tế tại phòng thử nghiệm bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật.
5. Mẫu đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin
>>> Mẫu số 07.TACN ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | ……., ngày ….. tháng ….. năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ THÔNG TIN
Kính gửi: Cục Chăn nuôi.
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………; số fax: …………………; Email: ……………………………………………..
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Khối lượng* | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Quy cách bao gói | Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập khẩu: …………………………………………………………………………………….
3. Mục đích nhập khẩu (Ghi rõ mục đích nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu)...
4. Thời gian, cửa khẩu xuất khẩu, nước nhập khẩu (để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu) ………………………………………………………………………………………………………….
5. Thời gian thực hiện (Ghi rõ thời gian giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu): ……………………………………………………………………………………….
6. Phương án xử lý sản phẩm sau khi hội chợ, triển lãm, phân tích: ……………………………….
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
*Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Riêng nhập khẩu về với mục đích nghiên cứu thì khối lượng phải phù hợp với nội dung nghiên cứu.
6. Mẫu đề cương nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
>>> Mẫu số 08.TACN ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP
ĐỀ CƯƠNG
Nghiên cứu, quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
Tên đề cương/quy trình khảo nghiệm: …………………………………………………………………..
Phần 1: Thông tin chung
1. Đơn vị có sản phẩm nghiên cứu/khảo nghiệm
- Tên đơn vị: .........................................................................................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Số điện thoại: ………………………………………………. Số fax: ……………………………………
2. Đơn vị thực hiện nghiên cứu/khảo nghiệm
- Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
- Số điện thoại: ……………………………………………. Số fax: ………………………………………
3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu nghiên cứu/khảo nghiệm
- Tên sản phẩm, thành phần, bản chất công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo.
- Xuất xứ sản phẩm (Tên và địa chỉ nhà sản xuất).
Phần 2: Đề cương nghiên cứu/quy trình khảo nghiệm chi tiết
1. Mục đích nghiên cứu/khảo nghiệm:
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu/khảo nghiệm:
a) Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hóa học, chỉ tiêu an toàn (nêu cụ thể tên phương pháp cho từng chỉ tiêu cần đánh giá).
b) Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi:
- Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu/khảo nghiệm.
- Đối tượng vật nuôi nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi.
- Vật liệu khảo nghiệm: Nêu rõ nguyên liệu thức ăn, dụng cụ nghiên cứu/khảo nghiệm...
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp bố trí nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu cụ thể phương pháp.
+ Số lô khảo nghiệm, làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố nghiên cứu/khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện nghiên cứu/khảo nghiệm.
+ Số lần lặp lại: Lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm.
+ Khẩu phần thức ăn dùng trong nghiên cứu/khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn nghiên cứu/khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến...).
+ Phương pháp nuôi dưỡng: Cho ăn/uống tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống...
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ánh được các kết quả của nghiên cứu/khảo nghiệm (các chỉ tiêu năng suất, kinh tế, sức khỏe, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường...).
+ Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu/khảo nghiệm.
+ Số lượng nguyên liệu thức ăn nghiên cứu/khảo nghiệm cần sử dụng để nghiên cứu/khảo nghiệm.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ | ……, ngày…. tháng….năm….. |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê