Mục lục bài viết
- 1. Sử dụng vũ khí thô sơ đánh nhau có bị phạt tù?
- 2. Đánh nhau sẽ bị xử lý như thế nào?
- 2.1. Xử phạt hành chính về hành vi đánh người:
- 2.2. Quy định về việc lập biên bản xử phạt hành chính:
- 2.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ căn cứ để truy tố.
- 3. Người dưới 18 tuổi đánh nhau nhập viện thì bị xử lý như thế nào?
- 4. Dưới 15 tuổi đánh nhau có phải chịu TNHS không?
- 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trẻ dưới 15 tuổi xâm hại sức khỏe người khác:
1. Sử dụng vũ khí thô sơ đánh nhau có bị phạt tù?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi ngay: 1900.6162
Trả lời:
Với trường hợp của bạn, do bạn không trao đổi rõ việc đánh nhau có gây ra hậu quả gì hay không nên chúng tôi chưa có hướng tư vấn cụ thể cho bạn về hành vi này được.
Chúng tôi xin đưa ra tư vấn về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ theo quy định taị Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau :
Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn,vũ khí thô sơ,vũ khí thể thao,công cụ hỗ trợvà các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Vâỵ trong trường hợp bạn đã bị xử lý hình sự về tội tàng trữ vũ khí thô sơ mà còn tái phạm thì bạn có thể phaỉ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên .
2. Đánh nhau sẽ bị xử lý như thế nào?
Tôi muốn hỏi Luật sư. Hôm qua con nhà tôi đi ăn cưới, có xích mích với mấy thanh niên làng bên cạnh và bị mấy thanh niên này đánh. May vụ đánh nhau được mọi người can ngăn nên không ai bị thương nặng. Vậy tôi muốn hỏi hành vi đánh nhau sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
2.1. Xử phạt hành chính về hành vi đánh người:
Đối với trường hợp của anh A đi ăn đám cưới, có xích mích với một số thanh niên và bị những thanh niên này đánh thì hành vi đánh nhau này là hành vi vi phạm pháp Luật.
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2013 về xử phạt hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình có quy định như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
- Hành vi đánh người sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Như vậy để xử phạt hành vi đánh người của những đối tượng này bạn có thể đề nghị công an xã, phường lập biên bản và xử phạt hành chính.
2.2. Quy định về việc lập biên bản xử phạt hành chính:
Hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt hành chính, lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt hành chính.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ căn cứ để truy tố.
Nếu hành vi của các đối tượng nêu trên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;d) Phạm tội 02 lần trở lên;đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;h) Có tổ chức;......
>> Tham khảo: Trường hợp nào được sử dụng vũ khí thô sơ?
3. Người dưới 18 tuổi đánh nhau nhập viện thì bị xử lý như thế nào?
Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Trong lúc hai bên đang cãi nhau mà bên A đánh bên B trước (mà bên B dưới 18 tuổi) trong lúc đánh nhau thì bênh A đông người con trai bên A có đánh bên B (dưới 18 tuổi ) tới xỉu nhập viện . Trong lúc đánh nhau mẹ với bà bên B đánh chảy máu đầu mẹ bên A . Xin hỏi luận sư nếu bên B thưa ra công an bên A có bị ở tù không? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Do thông tin bạn đưa ra không rõ ràng nên chúng tôi xin tư tư vấn về trách nhiệm pháp lí của bên A như sau:
Bên A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và thiệt hại đã gây ra. Ngoài ra bên A còn phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra theo những quy định sau:
Bên A có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích quy định tại 134 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ...
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Khoản 1 và 2 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
"Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Bên A có thể phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định sau:
Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;"
Điều 5 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định về các đối tượng bị xử lí hành chính như sau:
"Điều 5.Đối tượng bị xử lí vi phạm hành chính
1.Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2.Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính là cá nhân được quy định tại các Điều 90,92,94 và 96 của Bộ luật này"
>> Tham khảo: Quy định pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ
4. Dưới 15 tuổi đánh nhau có phải chịu TNHS không?
Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Do mâu thuẫn, cãi cọ nhau nên hai học sinh, Nam ( 12 tuổi) và Tuấn( 10 tuổi) đã có hành vi đánh nhau. Trong lúc xảy ra xô xát, Nam đã có hành vi dùng gậy đánh vào người Tuấn, hậu quả là Tuấn chảy nhiều máu, nhập viện và bị gãy 1 đốt xương sống. Gia đình Nam cho rằng, Nam còn nhỏ nên không phải chịu trách nhiệm, không bồi thường. Tôi muốn hỏi, vậy trường hợp này theo quy định của pháp luật sẽ phải truy cứu như thế nào? Cám ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì giữa Nam và Tuấn có xảy ra mâu thuẫn, cãi cõ, dẫn đến việc Nam có hành vi bột phát là dùng gậy đánh vào người Tuấn. Hậu quả là làm cho Tuấn bị thương tích, cụ thể là gãy mất 1 đốt xương sống. Nhưng trường hợp này bạn không nói rõ tỷ lệ giám định thương tật là bao nhiêu. Trường hợp này, tôi chia ra các trách nhiệm tương ứng sau đây:
Thứ nhất, Về trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích: Căn c
Căn cứ theo quy định trên của pháp luật, thì người nào cố ý gây thương tích cho người khác, thì dựa vào kết quả giám định sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp này không rõ tỷ lệ thương tật là bao nhiêu, mặt khác thì Nam 12 tuổi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, trường hợp này Nam và Tuấn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, Về trách nhiệm hành chính : Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 về đối tượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
Trường hợp này, Nam ( 12 tuổi) và Tuấn( 10 tuổi) chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm năng lực hành chính, nên Nam và Tuấn không thuộc đối tượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, dù có hành vi đánh nhau, gây tổn thương nhưng Tuấn và Nam cũng đều không phải chịu xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trẻ dưới 15 tuổi xâm hại sức khỏe người khác:
Căn cứ quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên:
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Căn cứ quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Như vậy, trường hợp này Nam có hành vi cố ý gây thương tích nên Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tuấn. Tuy nhiên, Nam ( 12 tuổi) - là người chưa thành niên, nên trường hợp này cha mẹ Nam phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà Nam có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015.
Về mức bồi thường thì sẽ do hai bên gia đình tự thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu tòa giải quyết.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.