1. Sự suy tàn của chủ nghĩa Trọng thương

Tiêu điểm xung đột giữa Nghị viện và nhà vua là cuộc chiến cung cấp quyền độc quyền trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận độc quyền. Nghị viện mong muốn hạn chế quyền lực vô hạn của nhà vua trong việc cấp giấy chứng nhận độc quyền. Cuộc chiến này không nhằm vào mậu dịch tự do đối với quyền độc quyền của chính phủ mà đúng ra nó nhắm vào những ai có quyền hạn cung cấp điều tiết kinh tế.

Vấn đề xung đột này trở nên rõ ràng vào năm 1624 khi Hạ viện thỉnh cầu vua James I ngưng và bãi bỏ việc cấp giấy chứng nhận độc quyền. Tranh luận phát sinh do đơn thỉnh cầu có ám chỉ đến một hải đăng trên bờ biển nước Anh có tên là Hải đăng Wintertonness. Nghị viện và nhà vua đã xung đột trực tiếp về vấn đề này. Nghị viện ban đầu cấp giấy độc quyền cho một thuyền trưởng thuyền buôn trong Tổ chức hoa tiêu và quản lý đèn, biển báo hàng hải được dựng và bảo vệ hải đăng này. Theo giấy độc quyền ban đầu, thuyền trưởng chỉ trả 6 xu cho mỗi 20 chaldron (1 chaldron = 32 giạ) than vận chuyển qua tuyến hàng hải này. Trong lúc ấy, Sir John Meldrum thỉnh cầu và được vua James chuẩn y giấy độc quyền cho hải đăng. Sir John thu giá gần 7 lần so với mức dành cho thuyền trưởng thuyền buôn. Nghị viện điên tiết. Đơn thỉnh cầu có đoạn viết:

Sir John nói trên theo nội dung giây độc quyền nói trên, cứ mỗi 20 chaldron than, ông ta thu đến 3 bảng 4 xu, và không cho phép tàu thuyền đi qua... nếu họ không đóng khoản phí nói trên... trước tổn thất quá nhiều và sự thua lỗ của thần dân trong nước, ông vẫn cứ lấy mức phí 3 bảng 4 xu móc túi dân trong nghề hàng hải, nếu đi theo tuyến hàng hải này thì không thể nào có lời khi đi ngang qua hải đăng vừa nêu. Thỉnh cầu bệ hạ ban hành lệnh vô hiệu đối với giấy độc quyền đã cấp và lệnh rằng không thực thi thông lệ này nữa”. (Corbett, Parliamentary Histor, trang 1492).

Trong trường hợp này và vô số trường hợp khác, Nghị viện dẫn “phúc lợi chung” như cơ sở hợp lý đối với sự kiểm soát kinh tế đang giằng co với nhà vua. Dù sao, điều này cũng phù hợp với động cơ kinh tế mà dự định đơn thuần đạt được quyền cung cấp điều tiết.

2. Sự lớn mạnh của Nghị viện

Cuối cùng, Nghị viện đã thắng nhà vua và trở thành nhà cung cấp duy nhất quyền lập pháp ở Anh, nhưng trớ trêu thay, Nghị viện lại không thể khai thác thành công và phù hợp với quyền hạn cung cấp điều tiết mới này. Sự bất lực này có thể là do phí tổn quá cao trong việc ra quyết định nhiều bên. Chắc chắn sẽ tốn kém hơn đối với mỗi cá nhân vì nhiều bên ra quyết định chứ không phải một bên duy nhất như nhà vua. Trong thời kỳ này, nước Anh thiếu một chế độ quan liêu hành chính có khả năng quản lý và thực thi điều tiết kinh tế. Không thể giao phó ủy quyền bằng cách này, Nghị viện nhận thấy việc lập pháp quá tốn kém và thậm chí tốn kém nhiều hơn nữa nếu thực thi điều tiết kinh tế. Đây chính là sự phát triển gượng gạo của lịch sử sau cuộc đấu tranh gian khổ, kéo dài với nhà vua để giành quyền điều hành hệ thống điều tiết kinh tế quốc gia, Nghị viện nhận thấy phí tổn duy trì hệ thống lớn hơn nhiều lợi ích theo tỉ lệ. Qua thực tế này, chủ nghĩa Trọng thương sau cùng lúng túng, và sự bãi bỏ quy định rất có ý nghĩa của kinh tế Anh xảy ra sau đó.

Một số sử gia đã đề cập nhiều về tính chất “kép” trong tư tưởng Trọng thương, nhất là gần cuối kỷ nguyên Trọng thương. Nhiều người Trọng thương sau này ghê tởm sự kiểm soát trong nước trong khi đồng thời họ tán thành các biện pháp bảo hộ về ngoại thương. Sự mâu thuẫn hiển nhiên này ít nghịch lý hơn nếu chủ nghĩa Trọng thương được xem như một hình thức hoạt động tìm kiếm lợi thư được. Một khả năng đặc biệt, mặc dù bản thân không nhiều cho thấy việc tìm kiếm lợi thu được ích kỷ không bao giờ vượt khỏi bề mặt khi định hình các chính sách Trọng thương, bất kể thực tế các động cơ chủ nghĩa dân tộc thường bị ép buộc phải giải thích các chính sách bảo hộ kinh tế vĩ mô. Chi tiết đang nhắc đến liên quan đến Charles I và cuộc chiến với Nghị viện về thuế hải quan. Vua Charles tuyên bố một “quyền cổ xưa” đối với thuế quan, nhưng Nghị viện sau cùng đã đoạt được quyền hạn độc quyền để ấn định những thuế hải quan này năm 1641. Trong khi Nghị viện bị giải tán, nhà vua lại tái xác nhận quyền lực độc đoán của mình trong việc đánh thuế. Thế nhưng giới thương gia nhập khẩu vì quyền lợi của riêng họ từ chối không đóng thuế hải quan cho nhà vua, thay vào đó họ tuân thủ sắc lệnh của Nghị viện từ chối không đóng bất cứ loại thuế nào nếu Nghị viện chưa thông qua. Nhà vua trả đũa bằng cách tịch thu hàng của thương gia, một số kháng cự và bị mang ra xử ở Hội đồng cơ mật. Thương gia Richard Chambers dũng cảm tuyên bố:

“Thương gia không phải là một bộ phận trong thế giới bị bòn rút như nước Anh. Ớ Thổ Nhĩ Kỳ, thương gia dũng cảm hơn nhiều” (Taylor, Origin and Growth of the English Constitution, trang 274).

3. Quá độ lên chủ nghĩa tự do

Bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quá khứ xa xôi luôn khó xác định một cách chính xác. Trường hợp như thế trong sự quá độ từ nền kinh tế được điều tiết quá nặng nề sang nền kinh tế tương đối tự do trong mậu dịch. Thực tế, không có nền kinh tế bất can thiệp thuần túy đã từng tồn tại trước nay, nhưng những thay đổi quan trọng về cấu trúc trong nền kinh tế Anh có thể phát hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Đến một chừng mực nào đó, quan điểm học thuyết và chính sách của chủ nghĩa Trọng thương cung cấp những lý do khác nhau về giải thích sự quá độ này.

4. Học thuyết về sự quá độ của Mandeville

Xét từ quan điểm học thuyết, chủ nghĩa Trọng thương sụp đổ vì để mất đi tri thức đáng tôn trọng. Trong thế kỷ trước 1776, sự phê phán của những người theo chủ nghĩa Tự do đối với chủ nghĩa Trọng thương đạt đỉnh điểm. Một trong những người ủng hộ hiệu quả của chủ nghĩa Tự do mới trong giai đoạn này là Bernard de Mandeville.

Mandeville là một người ủng hộ nhiệt tình nhất của chủ nghĩa Tự do kinh tế. Năm 1705, ông ấn hành tập thơ ngụ ngôn nhan đề The Grumbling Hive; or Knaves Turn’d Honest, trong đó ông cho rằng những cái xấu của cá nhân (tư lợi) tạo ra hàng hóa chung (tối đa hóa phúc lợi xã hội), một trong những chủ đề chính của Smith trong quyển Wealth of Nations. Sau này tập thơ được in lại và phát triển thành The Fable of the Bees, ấn bản thành hai phần (Phần I năm 1714, Phần II năm 1729). Quyển sách này đã làm náo động dư luận.

Mandeville tập trung vào thuyết bản chất con người phủ nhận quan điểm kiến thức siêu hình, duy lý. Thay vào đó ông bám lấy thuyết thực nghiệm duy trì những ấn tượng cảm giác mà tất cả chúng ta đều biết về thế giới. Lập luận phải đến từ thực tế, chứ không phải đến từ bất cứ người nào theo chủ nghĩa duy lý hay sự cân nhắc tiên nghiệm. Điều quan trọng trong sự tán thành của ông về quan điểm bản tính con người theo thực nghiệm là một trong những nguyên lý cơ bản trong cuộc cách mạng của những người theo chủ nghĩa Tự do. Vì khả năng cảm thụ là nguồn hiểu biết, và mỗi cá nhân tiếp nhận kích thích bên ngoài khác nhau, nên những người theo thực nghiệm ban đầu cho rằng tổ chức xã hội tối ưu sẽ là tổ chức cho phép tối đa hóa tự do cá nhân.

Vì thế, Mandeville phủ nhận cái tiêu chuẩn tuyệt đối như là nền tảng đối với hệ thống xã hội hay đối với hành vi cá nhân. Đúng sai chỉ mang tính tương đối, ông nhận thấy “Sự vật là Tốt hay xấu khi có liên quan với sự vật khác, và theo Quan điểm hay/ và Lập trường mà sự vật đặt vào” (Fable, trang 367). Mặc dù chủ nghĩa thực nghiệm của Mandeville và chủ nghĩa tương đối luân lý bị tấn công thẳng thừng trong lúc ông sinh thời, nhưng lập trường của ông dần dần được chấp nhận, sự phổ biến hóa cái quan điểm (hiện vẫn còn) mà khoa học không thể xử lý các vấn đề quy phạm được.

Ngoài ra, suy nghĩ của Mandeville cho rằng con người “đầy dẫy cái xấu” (hay tư lợi) nhưng thúc đẩy phúc lợi công cộng là một dự đoán dễ thấy trong tư tưởng của những người theo chủ nghĩa Tự do. Con người về cơ bản là những sinh vật ích kỷ vì họ:

“Không tạo Niềm vui cho người khác nhưng không được đáp lại bằng Tự ái, sau cùng không tập trung vào chính mình, cứ để cho họ luồn lách và thay đổi nếu muốn” (Fable, trang 342).

Nhưng ông chỉ rõ, “Kiêu hãnh và phù phiếm xây dựng nhiều Bệnh viện hơn tất cả những Đức hạnh cộng lại” (Fable, trang 261).

Mặc dù Mandeville không thể xem là một người tiêu biểu cho chủ nghĩa Tự do, dù sao ông cũng đưa ra một tranh luận sáng sủa về nền móng triết học của phong trào này. Tuy nhiên, ông không áp dụng hệ thống tư lợi của mình vào vấn đề thương mại như các tác giả chẳng hạn Richard Cantillon. Nhưng ông vẫn được xem là người báo hiệu quan trọng của chủ nghĩa Tự do kinh tế.

5. Chủ nghĩa tự do

Bất kể chọn cách giải thích nào về chủ nghĩa Trọng thương, thì sự phá hủy của cải là đặc điểm chính của hệ thống. Giải thích theo quy ước nhấn mạnh nỗ lực lạc hướng khi tích lũy tiền đồng và vàng, trong khi quan niệm tiến trình làm nền tảng giải thích của cải xã hội bị phung phí ra sao qua sự hình thành độc quyền và tìm kiếm lợi thu được ở cả hai mức độ địa phương và quốc gia. Theo quan điểm học thuyết, chủ nghĩa Trọng thương suy sụp khi “những sai lầm” dần dần bộc lộ 1 cách rõ ràng. Quan điểm chính sách nhấn mạnh hậu quả vô tình của hoạt động tìm kiếm lợi thu được - nghĩa là, sự thay đổi định chế mà hoạt động này dần dần tạo ra sự tìm kiếm lợi thu được và điều tiết nội bộ của chính phủ trung ương kém khả thi hơn. Do đó chủ nghĩa Tự do và mậu dịch tự do đó tạo ra những biện pháp thay thế có thể tồn tại trong cả hai cách giải thích.

Chính sách bất can thiệp thuần túy không hề tồn tại ở Anh (hay bất cứ nơi nào khác) ngay cả sau khi chi phối trong khả năng cung cấp sự điều tiết của Nghị viện. Giai cấp có ruộng đất vẫn nắm quyền kiểm soát Nghị viện, và tiếp tục thông qua quyền lập pháp có lợi cho giai cấp đó. Nhưng sự bãi bỏ quy định trong nền kinh tế Anh vào thời điểm này rất có ý nghĩa, sử gia trong thời ấy cũng thừa nhận như thế, ngay cả sự mô tả đặc điểm của họ cũng là một sự bãi bỏ trật tự cũ dù muốn hay không. Liệu sự bãi bỏ quy định sau cùng có xảy ra vì những quan điểm tiến bộ hơn đã chiến thắng hay vì có sự tăng phí tổn đối với Nghị viện trong việc cung cấp điều tiết hay không, thì cũng nên lưu ý rằng thế kỷ 17 và 18 là giai đoạn tiến bộ công nghệ nhanh chóng và sự cải tiến tiến độ nhanh như thế trong môi trường cạnh tranh hợp lý sẽ giảm nhu cầu đối với cartel theo luật định. Đặc điểm này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sút điều tiết ở nước Anh vào thế kỷ 17.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)