1. Lao động và “tính hiệu dụng bần cùng” trong chủ nghĩa trọng thương

Quyền lợi của giai cấp Trọng thương có tiền và giới quý tộc cùng tập trung vào vấn đề chính sách đối nội về tiền lương và lao động. Việc giữ tiền lương ở mức thấp và dân số đang tăng là yếu tố dễ tìm thấy trong tài liệu Trọng thương, và phát xuất từ mong muốn duy trì sự phân phối thu nhập lệch cũng như tin tưởng tuyệt đối của những người Trọng thương vào đường cung lao động lũy thoái. Thế nhưng, về cơ bản, chính sách “lương thấp” Trọng thương dựa vào cơ sở phi luân lý hay dựa vào những gì mà Edgar Fumiss gọi là “tính hiệu dụng bần cùng” trong tác phẩm kinh điển của ông, The Position of the Laborer in a System of Nationalism. Lập luận cho rằng lao động nên được giữ ở mức vừa đủ sống có thể nhận thấy trong suốt giai đoạn Trọng thương. Ở mức cực đoan, đặt giả thiết trên suy nghĩ “đau khổ là liệu pháp” và tùy theo cơ hội, một “người hầu” là lười biếng, uể oải. Vì điều kiện luân lý nói chung tháp của tầng lớp hạ dân, lương cao sẽ dẫn đến mọi loại thái quá, nghĩa là say rượu và trác táng. Nói cách khác, nếu lương vượt quá mức đủ sống, thì việc tìm kiếm sự thỏa mãn thể xác sẽ dẫn đến thói tật và sự đồi bại luân lý. Bần cùng (giá cả cao trong sinh kế và/hoặc lương thấp), mặt khác, khiến cho công nhân cần cù hơn, có nghĩa là họ sống “tốt hơn”. Như Arthur Young lưu ý trong Eastern Tour (1771), “Mọi người không gì khác anh khờ biết rằng giai cấp hạ lưu phải bị kìm hãm trong cảnh nghèo nếu không họ sẽ không bao giờ chăm chỉ”. Thất nghiệp, theo quan điểm Trọng thương, đơn thuần là kết quả của sự lười nhác”.

2. Quan điểm của Bernard de Mandeville về lao động

Quan điểm của Bernard de Mandeville thậm chí còn cực đoan hơn. Ông lập luận con cái của người nghèo và trẻ mồ côi không nên được nhà nước đài thọ học phí mà phải làm việc khi còn nhỏ tuổi. Nói cách khác, giáo dục phá hủy “phận nghèo”, sao cho:

“Việc đọc, viết và số học là cần thiết nhất đối với những người mà ngành Kinh doanh của họ đòi hỏi những phẩm chất như thế, nhưng sinh kế của Con người không phụ thuộc vào những Nghệ thuật này, chúng rất nguy hại đối với người Nghèo... Đến Trường nếu so với Làm việc là sự lười nhác, Trẻ tiếp tục sống trong quãng đèo dễ chịu lâu hơn thì chúng sẽ không thích hợp lắm... trong Làm việc đích thực, cũng như đối với Sức mạnh và Khuynh hướng” (The Fable of the Bees, trang 311).

3. Quan điểm hạn chế sự trụy lạc làm cho người nghèo chăm chỉ

Nhiều đề xuất khác nhau được đưa ra để hạn chế sự trụy lạc làm cho người nghèo trở nên chăm chỉ hơn. Năm 1701, John Law đưa ra thuế tiêu dùng để khuyến khích tính tiết kiệm ở người giàu và sự chăm chỉ ở người nghèo. David Lhime, góp phần vào phong trào tự do này ở những khía cạnh khác, ủng hộ thuế “khiêm tốn” để khuyến khích sự chăm chỉ, nhưng ông nghĩ thuế quá cao sẽ phá hủy tính sáng tạo và tạo ra thất vọng. Những tác giả này có vẻ nhắm đến một mức lương thực sự khuyến khích “mức làm thất vọng tối ưu”, một mức lương đủ cao để tạo ra sự thúc đẩy tiêu dùng “hàng xa xỉ” nhưng đủ thấp sao cho họ không bao giờ đạt tới được. Như Furniss quan sát, đây chính là điều vô cùng quan trọng đối với các tác giả Trọng thương:

"Các tầng lớp thấp nhất trong giai cấp lao động nên được giữ ở mức càng đông đủ càng tốt, vì theo các thành viên của các nhóm này nước Anh tin cậy vào sức mạnh kinh tế mang lại cho nước Anh thắng lợi từ cuộc chiến giữa các nước sau khi chiếm ưu thế trên thế giới. Vì thế, vận mệnh quốc gia tùy thuộc vào số lao động phổ thông đông đảo, được định hướng bằng chính sự cạnh tranh của nhiều người đối với một đời sống chuyên cần bền bỉ với mức lương tối thiểu: “sự phục tùng” và “sự thỏa mãn” là những đặc điểm hữu ích đối với một dân số như thế và những đặc điểm này có thể được nuôi dưỡng bằng sự phá hủy tham vọng xã hội trong số các thành viên”. (The Position of the Laborer, trang 150).

4. Cung cấp lao động lũy thoát

Niềm tin vào tính hiệu dụng của sự bần cùng và điều kiện luân lý thấp của người lao động đã khuyến khích một thuyết Trọng thương nổi tiếng của chức năng cung cấp lao động lũy thoái. Thuyết có thể phát biểu đơn giản theo nghĩa phân tích đồ họa sơ cấp. Căn cứ vào đầu ra của nội và ngoại thương là một hàm của đầu vào lao động và (đơn giản hóa) một lượng Tư bản không đổi, đầu vào lao động mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, như hầu hết các tác giả Trọng thương nhận thấy. Nhưng hầu hết những người Trọng thương đều ngại sau khi tiền lương đạt đến một điểm nhất định, người lao động thích sự tiêu khiển bổ sung hơn là thu nhập bổ sung.

Tuy nhiên, thảo luận vẫn khiếm khuyết xét từ quan điểm kinh tế vĩ mô. Trừ phi sự phân phối lại thu nhập thực đối với công nhân đi kèm với tiến trình, sự giảm sút đầu ra thực là nguyên nhân sau cùng gây ra sự giảm sút trong đồng lương thực. Nhưng những kết quả này không bao giờ được điều tra nghiên cứu, và khi giữ vững, quan điểm có vẻ không hoàn hảo và nghịch lý. Thật khó nói liệu lập luận có căn cứ vào cách đánh giá theo kinh nghiệm mà đường cong cung cấp lao động tổng hợp (hay bất cứ thành phần cụ thể của nó) có thực sự lũy thoái hay không hoặc liệu lập luận có hoàn toàn là lời biện hộ đối với một số phân bố xã hội và kinh tế hay không, mặc dù nhiều phát biểu ủng hộ lập trường trước. Trong mọi trường hợp, quan điểm xuất hiện và tái xuất hiện trong tác phẩm hậu Trọng thương về tư tưởng kinh tế.

5. Một số đánh giá tích cực về chủ nghĩa trọng thương

Nhiều tác giả, trong đó có các thành viên thuộc các trường phái lịch sử Anh và Đức, nhấn mạnh đến các yếu tố hợp lý trong chủ nghĩa Trọng thương. Họ xem các chính sách Trọng thương thích hợp trong thời đại của mình, nghĩa là, các chính sách thúc đẩy một nhà nước - quốc gia hùng mạnh được biện minh sau những lần hỗn độn và rối loạn khi hệ thống phong kiến sụp đổ. Một điểm chi tiết và quan trọng hơn là cung cấp tiền đồng mang tính chất co giãn rất thấp vào thời điểm khi yêu cầu giao dịch trong thương mại, mậu dịch phát triển cực nhanh. Muốn đặt vấn đề trong khuôn khổ thuyết số lượng tiền tệ, tốc độ (hay số lần quay vốn trong năm) không thể mở rộng vô hạn. Vì thế những người Trọng thương tìm kiếm tiền đồng như một phương tiện thuận tiện hóa giao dịch có thể làm cho tiền đồng đáng giá, dĩ nhiên, luôn tạo cho tiền đồng thực sự có tính chất tiền tệ. Tuy nhiên, ngay cả trò chơi tiền đồng đến giới hạn trò chơi tổng số zero, nhất là trong các tình huống quản lý ngắn hạn, tác giả Trọng thương bị phê phán vì không hiểu cơ chế liên hệ tiền tệ với giá cả, và hơn nữa, không chú ý có định hướng đối với các yếu tố này vượt quá kho dự trữ vàng nhất định lẽ ra phải thúc đẩy tính chu chuyển.

6. Biện hộ của Keynes về chủ nghĩa trọng thương

Có lẽ một trong những người biện hộ chủ nghĩa Trọng thương nổi tiếng nhất là biện hộ của J.M. Keynes. Trong quyển General Theory of Employment, Interest and Money, Keynes ca ngợi “sự hiểu biết thực tế” của trường phái và nhận dạng một “yếu tố chân lý khoa học” trong học thuyết có thể áp dụng cho các nước riêng biệt, nhưng không áp dụng cho thế giới nói chung. Keynes phát biểu lập luận chính của mình thật súc tích:

“Vào thời điểm khi các nhà cầm quyền không có sự kiểm soát trực tiếp đối với lãi suất lợi ích trong nước hay các nguyên nhân khác xui khiến đầu tư trong nước, thì biện pháp gia tăng cán cân thương mại có lợi là biện pháp duy nhất trong việc sử dụng tùy ý đầu tư nước ngoài đang gia tăng, đồng thời, tác dụng của cán cân thương mại có lợi đối với dòng chảy quy kim là biện pháp gián tiếp duy nhất giảm bớt lãi suất trong nước vì thế gia tăng nguyên nhân xui khiến đầu tư trong nước”. (General theory, trang 336).

Trong thuật ngữ ngày nay đã quen thuộc của những người phái Keynes, tổng cầu được cung cấp bằng việc tăng đầu tư nước ngoài tịnh cộng với gia tăng đầu tư trong nước được mang lại bằng việc hạ thấp lãi suất. Keynes còn nghĩ rằng thông qua tác dụng “số nhân”, nhu cầu đang gia tăng có tác dụng được phóng đại đối với thu nhập và công việc kết hợp. Điểm đáng phê phán là Keynes cho rằng sự gia tăng kho dự trữ tiền mặt bằng việc hạ lãi suất là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nhu cầu và công việc kết hợp.

Nhưng cách tiếp cận hệ thống Trọng thương có phần đơn giản hóa của Keynes làm nhầm lẫn một số vấn đề day dứt. Trước tiên, Keynes căn cứ vào đoạn văn trích thật sáng suốt từ tài liệu Trọng thương công khai tiết lộ sự hiểu biết môi quan hệ giữa tiền tệ và tiền lãi và tác động của đầu tư nước ngoài tịnh đang tăng đối với công việc. Những phát biểu này không phải lúc nào cũng rõ ràng, dù được giải thích đầy đủ, không đơn giản là nhận xét ngẫu nhiên của những người Trọng thương biệt lập, cũng như nhận xét của một số tác giả trước đây đã đề cập trong chương này.

Thứ hai, thừa nhận “hiểu biết thực tế” đối với những người Trọng thương, dù sao người ta cũng tự hỏi tính chất của thất nghiệp trong thế kỷ 16, 17 ở Tây Ban Nha hay ở Anh. Thất nghiệp có phải nằm trong xã hội nông nghiệp, không tích hợp, giống như phong kiến, phản ứng trước sự gia tăng về tổng cầu đối với hàng hóa hay không, hay thất nghiệp trong bối cảnh này là kiểu mang tính cấu trúc-công nghệ, giống như kiểu của Appalachia thời hiện đại? Một số biến chuyển có ý nghĩa xã hội sâu sắc, chẳng hạn như những biến chuyển chuyển hóa xã hội phân quyền, phong kiến thành nhà nước hiện đại, thường phải mất nhiều thế kỷ để tự chúng hoàn tất. Thất nghiệp có tính ma sát và cấu trúc phải xét đến trong những tình huống này. Các chính sách có mục đích giảm thất nghiệp ở những nước kém phát triển chủ yếu dựa vào sự gia tăng kho dự trữ tiền tệ thường nối tiếp bằng việc gây ra lạm phát. Tất cả những lý do này đều làm suy yếu cách đánh giá chủ nghĩa Trọng thương theo phái Keynes, mặc dù thực tế rằng lúc mới thoạt nhìn, thực tế có vẻ làm cho cấu trúc lý thuyết của ông rất thích hợp. Trong lập luận cho rằng các chính sách Trọng thương của Keynes nhằm mục đích cải thiện tính chu chuyển chung, ông vẫn có nhiều cơ sở vững chắc hơn. các điểm khác, giải thích của Keynes có vẻ như quá chung chung.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)