1. Tiền tệ và sự tích lũy tiền là quan tâm chính của các nhà nước - quốc gia đang phát triển
Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ động.
Tiền tệ và sự tích lũy tiền là quan tâm chính của các nhà nước - quốc gia đang phát triển trong kỷ nguyên Trọng thương. Như đã đề cập, ngoại thương thịnh vượng tiếp theo sau giai đoạn khám phá và thực dân hóa, vàng khối là đơn vị tính toán quốc tế. Sự thủ đắc vàng thông qua thương mại và nhiều kiểu hạn chế thương mại là những quan niệm Trọng thương chính, và tiền tệ, chứ không phải là vàng, thường đánh đồng với sự giàu có.
Một trong những mục tiêu lý tưởng hóa của thương mại và sản xuất là phải tăng thêm của cải bằng sự tích trữ vàng khối nhiều hơn. Tiêu dùng nội địa và công nghiệp được thúc đẩy bằng cách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô và khuyến khích xuất khẩu thành phẩm. Trên mức độ vĩ mô, người ta mong muốn sự thặng dư hàng xuất khẩu nhiều hơn hàng nhập khẩu (cán cân thương mại thuận lợi) vì cán cân phải được chuyển thành vàng. Tất cả điều này nghe có vẻ hợp lý nếu phái Trọng thương duy lý hóa những thuận lợi so sánh có từ trước trong các quốc gia thương mại, nhưng sự thật làm nản lòng là phần đông những người này không có vẻ hiểu tổng sản lượng gia tăng có thể đến từ sự chuyên môn hóa và thương mại. Nhiều tác giả xem thương mại và sự tích lũy vàng khối như một trò chơi tổng số zero, nơi mà một quốc gia A có ít hơn các quốc gia B, C, và v.v... Căn cứ vào những mục đích này, sự bảo vệ và “xin ăn người hàng xóm” là những chính sách hấp dẫn và nhiều người Trọng thương nghĩ là tạo ra sự gia tăng của cải theo ý muốn. Gia tăng của cải đến lượt nó đẩy mạnh mục đích chung của nhà nước-quốc gia.
Một số tác giả, như Gerard de Malynes, được khẳng định là người theo chủ nghĩa Tiền tệ Vàng bạc, phản đối mọi hình thức xuất khẩu tiền đồng. Sự xuất khẩu tiền đồng như thế của Công ty Đông Ân là nguyên nhân chính của cuộc tranh luận về vấn đề ấy vào đầu thế kỷ 17. Tác giả Edward Misselden (1608-1654) dù đã chọn quan điểm trước đây của Malynes, đã chỉ trích quan điểm cực đoan của những người ủng hộ vàng nén, dẫn đến sự cấm đoán tuyệt đối xuất khẩu tiền đồng ngay cả đối với các giao dịch cá nhân. Thay vào đó, Misselden đề xuất khái niệm cho rằng chính sách chính phủ nên điều khiển để tối đa hóa lợi nhuận từ tiền đồng trên cơ sở một cán cân thương mại chung.
2. Ngoại thương và tài chính
Tuy nhiên sự định hướng của họ đối với tiền tệ có vẻ mâu thuẫn và hướng dẫn sai, nên những người theo thuyết Trọng thương đã tạo ra sự nhận thức thực sự đầu tiên về tầm quan trọng chính trị và tiền tệ của ngoại thương và trong tiến trình, đã cung cấp cho kinh tế chính trị học khái niệm cán cân thương mại bao gồm các khoản hữu hình và vô hình (chi phí vận tải đường thủy, bảo hiểm, v.v...). Ví dụ, trong diễn tiến công kích những người theo chủ nghĩa Tiền tệ Vàng bạc, Misselden phát triển một khái niệm khá tinh vi về cán cân thương mại diễn đạt theo nghĩa bên nợ và bên có. Trong tác phẩm The Circle of Commerce, xuất bản năm 1623, ông tính toán cán cân thương mại cho nước Anh (từ Giáng sinh 1621 đến Giáng sinh 1622). Tuy nhiên, đó là một năm thâm hụt vì thế Misselden thất vọng kết luận như sau:
“Chúng ta xem đó là nỗi đau buồn của mình, chúng ta rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại với các nước khác. Chúng ta cảm thấy nó từ trước nhưng lúc này chúng ta biết sự thâm hụt bằng khoa học, chúng ta nhận thấy trước khi nó tác động, nhưng lúc này chúng ta nên nghiên cứu, tìm hiểu nó: Chúa ơi, thương mại là phá sản và mờ nhạt, chúng ta đang trong tình huống này”. {The Circle of Commerce, trang 46).
Misselden muốn nhấn mạnh tính chất “khoa học” trong tính toán của mình, và chính thực tế này, chứ không phải là sự chính xác về số liệu, ấn định cách tính của ông không phải là tập hợp các chữ số đơn thuần, vốn trước đây phổ biến ở Ai Cập và Mesopotamia. Misselden sắp xếp số liệu với mục đích tìm hiểu các hiệu quả kinh tế và thúc đẩy các mục đích xã hội.
3. Cán cân thanh toán đa phương
Ngày nay quan điểm Trọng thương “cán cân thương mại đa phương” tìm thấy cách diễn đạt trong cán cân thanh toán giữa một nước này với phần thế giới còn lại, bao gồm năm tài khoản:
- Tài khoản hiện hành (nghĩa là cán cân thương mại Trọng thương)
+ Hàng hóa
+ Khoản vô hình (dịch vụ tàu biển, bảo hiểm, v.v...)
- Tài khoản vốn đầu tư
+ Ngắn hạn
+ Dài hạn
- Chuyển giao đơn phương (quà biếu, viện trợ quân sự, v.v...)
+ Vàng
- Sai lầm và sơ suất
Thặng |
Thâm |
Thâm hụt |
Thâm |
Biến động |
+ Vàng |
4. Đầu tư Tư bản dài hạn quốc tế như một tác động trong việc xác lập vị trí quốc tế của quốc gia
Mặc dù một số tác giả Trọng thương ám chỉ vào sự hiểu biết vai trò của đầu tư Tư bản dài hạn quốc tế như một tác động trong việc xác lập vị trí quốc tế của quốc gia, dường như không có lời giải thích rõ ràng về cán cân thanh toán theo nghĩa hiện đại. Nói chung, một phiên bản dạng thô hơn được sử dụng để phân tích thương mại là một chuỗi những hạn chế dài bất tận liên quan đến số lượng và thành phần thương mại được nêu ra để việc thanh toán tiền đồng ấy đáp ứng với tài khoản thương mại tự trị luôn thặng dư. Đạo luật Hàng hải mà nước Anh thông qua nhằm cố gắng cải thiện lợi nhuận của mình đối với “tài khoản vô hình” (vận tải tàu biển, v.v...) là những minh chứng điển hình cho các chính sách Trọng thương như thế. Các chính sách này phần nào làm cơ sở cho một trong những vấn đề quan trọng nhất của đa số các tác giả Trọng thương - không nắm được thuyết số’ lượng tiền tệ.
5. Thương mại và dòng chảy của đồng tiền
Một trong những điểm bất thường trong tài liệu Trọng thương là niềm tin đều khắp cho rằng của cải được tối đa hóa thông qua việc tích lũy tiền đồng do thặng dư mậu dịch tạo ra. Nhiều người Trọng thương hiểu lầm về tác dụng của sự gia tăng lượng cung cấp tiền tệ trong nước (tiền tệ hóa), thường tiếp theo sau thặng dư mậu dịch. Họ xen lẫn vào vấn đề bằng suy nghĩ hiển nhiên cho rằng cán cân thương mại thuận lợi - vì thế là sự tích lũy tiền đồng - tiếp diễn trong thời gian dài vô định. David Hume (1711- 1776), triết gia-nhà kinh tế cùng thời với Adam Smith sau cùng không xóa bỏ điều sai lầm này. Ông chỉ rõ cơ chế dòng chảy tiền đồng-giá trị liên kết Số lượng tiền tệ với giá cả và tính co giãn giá cả trong những thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại. Thực ra đã có nhiều người đi trước Hume trong thời kỳ Trọng thương, và phát minh ra một bộ phận của cơ chế - thuyết số lượng tiền tệ - đã được triết gia chính trị John Locke (1632- 1704) dự đoán trước.
Quan điểm, giống như hầu hết các quan điểm tiên tiến khác, có vẻ hoàn toàn là hồi tưởng. Hãy hình dung sự thặng dư trong cán cân thương mại của nước Anh. Một dòng chảy vàng xảy ra ở nước Anh nhưng - khoác lên hình thức kim bản vị cực đoan (nghĩa là tiền đồng và chỉ có tiền đồng sử dụng làm phương tiện trao đổi) - sự dự trữ tiền tăng theo cùng một tỉ lệ, dĩ nhiên dựa vào sự tiền tệ hóa tiền đồng. Dự trữ bộ phận, hệ thống tiền giấy sẽ khuếch đại sự gia tăng này. Trong mọi trường hợp, mức giá gia tăng, có thể dự đoán như chúng ta sẽ thấy, bao gồm giá hàng hóa trong bộ phận xuất khẩu của nền kinh tế. Nước ngoài, với sự nắm giữ tiền tệ giảm sút, trải qua sự giảm giá tương đối và do đó, họ mua hàng hóa của thương nhân Anh ít hơn. Đồng thời, người tiêu dùng Anh hướng sang mua hàng của nước ngoài, và không mua hàng trong nước. Vào thời điểm thặng dư mậu dịch ở Anh bắt đầu thâm hụt, lưu lượng vàng đã cạn, sự dự trữ tiền sụt giảm, giá cả xuống, và sự thặng dư một lần nữa lại xuất hiện. Chu kỳ tiếp diễn, nỗ lực Trọng thương để tích lũy vàng không dứt khoát là tự chuốc lấy thất bại.
Người đưa ra quan điểm này, cho rằng tiền tệ “không phải là bánh xe thương mại: Nó chính là dầu”, dù sao cũng hình dung các tác dụng có lợi ngắn hạn trong việc thủ đắc tiền đồng. Hume lưu ý:
“Theo quan điểm tôi, chỉ trong khoảng thời gian hay tình hình trung gian này, giữa sự thủ đắc tiền tệ và sự tăng giá, thì sự tăng số lượng vàng bạc được thuận lợi trong công nghiệp. Khi bất kỳ số lượng tiền tệ được nhập vào một nước, thì trước tiên không nên phân tán cho nhiều người, mà phải được hạn chế trong kho bạc của một vài người, những người tìm cách sử dụng nó theo cách có lợi nhất”. {“Of Money” trang 88).