1. Sự hiểu lầm về tác dụng của sự gia tăng lượng cung cấp tiền tệ trong nước
Một trong những điểm bất thường trong chủ nghĩa Trọng thương là niềm tin chắc chắn cho rằng của cải được tối đa hóa thông qua việc tích lũy tiền đồng do thặng dư mậu dịch tạo ra. Nhiều người theo phái Trọng thương hiểu lầm về tác dụng của sự gia tăng lượng cung cấp tiền tệ trong nước (tiền tệ hóa), thường tiếp theo sau thặng dư mậu dịch. Họ xen lẫn vào vấn đề bằng suy nghĩ hiển nhiên cho rằng cán cân thương mại thuận lợi - vì thế là sự tích lũy tiền đồng - tiếp diễn trong thời gian dài vô định. David Hume (1711- 1776), triết gia - nhà kinh tế cùng thời với Adam Smith sau cùng vẫn không xóa bỏ điều sai lầm này. Ông chỉ rõ cơ chế dòng chảy tiền đồng - giá trị liên kết Số lượng tiền tệ với giá cả và tính co giãn giá cả trong những thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại. Thực ra đã có nhiều người đi trước Hume trong thời kỳ Trọng thương, và phát minh ra một bộ phận của cơ chế - thuyết số lượng tiền tệ - đã được triết gia chính trị John Locke (1632- 1704) dự đoán trước.
Quan điểm, giống như hầu hết các quan điểm tiên tiến khác, có vẻ hoàn toàn là hồi tưởng. Hãy hình dung sự thặng dư trong cán cân thương mại của nước Anh. Một dòng chảy vàng xảy ra ở nước Anh nhưng - khoác lên hình thức kim bản vị cực đoan (nghĩa là tiền đồng và chỉ có tiền đồng sử dụng làm phương tiện trao đổi) - sự dự trữ tiền tăng theo cùng một tỉ lệ, dĩ nhiên dựa vào sự tiền tệ hóa tiền đồng. Dự trữ bộ phận, hệ thống tiền giấy sẽ khuếch đại sự gia tăng này. Trong mọi trường hợp, mức giá gia tăng, có thể dự đoán như chúng ta sẽ thấy, bao gồm giá hàng hóa trong bộ phận xuất khẩu của nền kinh tế. Nước ngoài, với sự nắm giữ tiền tệ giảm sút, trải qua sự giảm giá tương đối và do đó, họ mua hàng hóa của thương nhân Anh ít hơn. Đồng thời, người tiêu dùng Anh hướng sang mua hàng của nước ngoài, và không mua hàng trong nước. Vào thời điểm thặng dư mậu dịch ở Anh bắt đầu thâm hụt, lưu lượng vàng đã cạn, sự dự trữ tiền sụt giảm, giá cả xuống, và sự thặng dư một lần nữa lại xuất hiện. Chu kỳ tiếp diễn, nỗ lực Trọng thương để tích lũy vàng không dứt khoát là tự chuốc lấy thất bại.
Người đưa ra quan điểm này, cho rằng tiền tệ “không phải là bánh xe thương mại: Nó chính là dầu”, dù sao cũng hình dung các tác dụng có lợi ngắn hạn trong việc thủ đắc tiền đồng. Hume lưu ý:
“Theo quan điểm tôi, chỉ trong khoảng thời gian hay tình hình trung gian này, giữa sự thủ đắc tiền tệ và sự tăng giá, thì sự tăng số lượng vàng bạc được thuận lợi trong công nghiệp. Khi bất kỳ số lượng tiền tệ được nhập vào một nước, thì trước tiên không nên phân tán cho nhiều người, mà phải được hạn chế trong kho bạc của một vài người, những người tìm cách sử dụng nó theo cách có lợi nhất”. {“Of Money” trang 88).
Hume lập luận rằng cuối cùng, tiền tệ là “tấm màn” che đậy hoạt động thực của hệ thống kinh tế, và không có kết quả quan trọng nào nếu lượng tiền tệ dự trữ của một nước có nhiều hay ít, sau khi mức giá điều chỉnh số lượng tiền tệ.
2. Hầu hết các tác giả Trọng thương đều không nắm được thuyết số lượng tiền tệ
Thế nhưng, hiển nhiên là hầu hết các tác giả Trọng thương đều không nắm được thuyết số lượng tiền tệ. Trong phiên bản dạng thô nhất thuyết này phát biểu rằng mức giá cả, ceteris paribus là một chức năng của số lượng tiền tệ. Trong những phát biểu đầu tiên nhất, “thuyết” không gì ngoài việc khẳng định lặp thừa sự gia tăng tiền tệ nhất định (nghĩa là gấp đôi) tạo ra sự gia tăng nhất định (gấp đôi) về mức giá. Biến thể tinh vi hơn đánh đồng kho dự trữ tiền tệ bằng tốc độ (số lần quay vốn trong năm) với mức giá nhân với số giao dịch tạo ra thu nhập trong năm. Điều đó có thể viết như sau MV = Py. Như thuyết mức giá nhận dạng các biến số độc lập (giá cả) và phụ thuộc (tiền tệ, tốc độ và giao dịch), diễn đạt bằng p= MV/y hay thông thường hơn p = f(M, V, y). Khi V và y được xem là không đổi, thì sự gia tăng trong M dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ ở p. Mặc dù phiên bản tinh vi này không xuất hiện cho đến rất lâu sau Locke và Hume, những người theo phái Trọng thương, vì phương hại đến phân tích của họ, nên thậm chí họ không nhận thấy sự liên kết đơn giản nhất.
3. Các quốc gia coi chủ nghĩa Trọng thương như chính sách đối nội
Hầu hết những người thuộc phái Trọng thương đều lo ngại tự do quá nhiều đến mức họ dựa vào nhà nước đưa ra kế hoạch và điều tiết hoạt động kinh tế. Bảng liệt kê các chính sách thiết kế đặc biệt để tăng quyền lợi của nhà nước-quốc gia cho dài và đa dạng. Những chính sách này bao gồm nhiều loại điều tiết khác nhau của nền kinh tế đối ngoại và đối nội. Điều kiện trong nước trong nền kinh tế Trọng thương điển hình bao gồm sự điều tiết chi tiết một số bộ phận của nền kinh tế, ít hay không có sự điều tiết ở các bộ phận khác, việc đánh thuế và trợ cấp những ngành công nghiệp đặc biệt, và lôi vào hạn chế trong mọi thị trường. Ví dụ về mức độ thúc đầy sự điều tiết, năm 1666 bộ trưởng nước Pháp là Colbert đã đưa ra quy định vải dệt ở Dijon không được ít hơn 1.408 sợi chỉ. Mức phạt dành cho thợ dệt nào không tuân thủ tiêu chuẩn này.
Độc quyền hợp pháp dưới hình thức đặc quyền và bằng sáng chế là rất phổ biến trong chủ nghĩa Trọng thương. Đặc quyền là cấp quyền kinh doanh độc quyền cho những thương gia hay liên đoàn thương gia cụ thể, như công ty Đông Ân. Đôi lúc đặc quyền cũng nhận được trợ cấp khổng lồ từ nhà vua. Tác dụng của tất cả những điều này là một nền kinh tế “hỗn hợp” nhưng với sự hỗn hợp mà ở khía cạnh tự do cá nhân kém xa trường hợp trong nửa đầu thế kỷ 19 ở Anh hay ở Mỹ. Một số sử gia cho rằng những người Trọng thương đơn thuần là những thương gia riêng biệt bênh vực cho quyền lợi của chính mình. Dĩ nhiên, bề ngoài, chủ nghĩa Trọng thương là một liên minh quyền lực giữa nhà vua và nhà Tư bản-thương gia. Nhà vua phụ thuộc vào hoạt động kinh tế của thương gia để xây dựng kho báu của họ trong khi thương gia lệ thuộc vào uy quyền của nhà vua để bảo vệ quyền lợi kinh tế của cá nhân họ. Sử dụng cách tiếp cận chính trị để bảo đảm lợi nhuận độc quyền là một hình thức tìm kiếm sự cướp đoạt, ám chỉ lợi nhuận có thể góp phần vào sự tồn tại của độc quyền. Trong phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về quan niệm đặc trưng này khi liên quan đến chủ nghĩa Trọng thương.
4. “Sự mơ hồ” trong chính sách Trọng thương
Tất cả những người phái Trọng thương đều nhất trí về sự cần thiết phải kiểm soát quốc tế, nhưng họ thường có suy nghĩ khác nhau về nơi cần kiểm soát trong nước. Ngay từ đầu, chúng ta nhận thấy tài liệu Trọng thương một mặt tán dương sự kiểm soát kinh tế quốc tế để làm xã hội thêm phong phú nhưng mặt khác những lời biện hộ hùng biện hiện tại về sự không can thiệp trong nước. Thuyết nhị nguyên này có phần lúng túng khi tiếp cận học thuyết. Đôi lúc, cá nhân những người Trọng thương có vẻ như là những người theo chủ nghĩa Tự do kinh tế sôi nổi (theo nghĩa thế kỷ 19).
Một nghiên cứu nặc danh (người ta cho rằng tác giả là John Hales), nhan đề A Discourse on the Common Weal of This Realm of England viết năm 1549, thể hiện sự ngờ vực ban đầu và dự đoán về tính hiệu quả của sự kiểm soát pháp lý để gia tăng phúc lợi xã hội. Phân tích những vấn đề khác nhau phát sinh từ tài liệu đính kèm, tác giả lập luận rằng tác động thị trường là những nhà phân phối tài nguyên hiệu quả hơn nghị định chính phủ. Động cơ lợi nhuận đóng vai trò nổi bật trong cách phân tích ban đầu này. Chỉ rõ sự ngu dốt và vô ích trong điều tiết của chính phủ qua tài liệu đính kèm, tác giả chỉ rõ sự khó khăn trong việc ban hành luật pháp như thế, vì quyền lợi được ban cấp chắc chắn sẽ tạo ra thái độ không thừa nhận pháp luật, vả lại, nếu thông qua, thì những người đang tìm kiếm lợi nhuận sẽ tìm cách phá hoại luật pháp bằng cách này hay cách khác. Sự can thiệp vào thị trường thường không hiệu quả bằng phản ứng tự nhiên trước giá cả và lợi nhuận, như qua chứng cứ “chợ đen” tồn tại trong mọi thời đại (cổ đại và hiện đại) khi có sự kiểm soát giá cả do chính phủ áp đặt. Tư lợi, là luật tự nhiên đôi với Hales, là tác động phía sau hoạt động kinh tế. Thực ra tác giả nhận thấy “lẽ đương nhiên mỗi người ai cũng theo đuổi cách mà mình thấy có lợi nhất”. Như A. F. Chalk chỉ rõ:
“Chắc chắn đây là phỏng chừng gần giống với quan điểm của Adam Smith, nhất liên quan đến động cơ tư lợi trong hoạt động kinh tế” (Natural Law and the Rise of Economic Individualism in England trang 335).
5. Nhiều tác giả đồng quan điểm "lẽ đương nhiên mỗi người ai cũng theo đuổi cách mà mình thấy có lợi nhất"
Tác giả nặc danh năm 1549 chỉ là một trong số nhiều người đề xướng những quan điểm tự do này trong giai đoạn Trọng thương. Biện hộ cho nội thương tự do ngày càng ầm ĩ hơn khi hệ thống Trọng thương tiếp diễn, nhất là trong các tác phẩm của John Locke, Sir Dudley North, Charles Davenant, và Bernard de Mandeville. Mặc dù những niềm tin tự do này liên quan đến chính sách đối nội trong sự tương phản mạnh với quan điểm Trọng thương về những hạn chế ngoại thương, nhưng dù sao họ cũng đại diện cho dòng tư tưởng mà đỉnh điểm ở trong tác phẩm Wealth of Nations của Smith, thật kỳ lạ, tác phẩm mô tả đặc điểm chủ nghĩa Trọng thương như một hệ thống kiểm soát. Thế nhưng nghiên cứu hiện đại chứng minh thật thuyết phục rằng:
“Những gì bắt đầu như là cơ hội và tự phát đều phản đối sự kiểm soát thương mại xuất hiện, hầu như trong hai thế kỷ sau, dưới hình thức triết lý chủ nghĩa cá nhân kinh tế hệ thống hóa tuyên bố cấm tính từ thiện của luật tự nhiên” (Chalk, Natural Law trang 347).
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)