Hòa giải trong vụ án dân sự là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đã góp phần thể hiện rõ tinh thần đề cao quyền định đoạt của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp dân sự tại Toà án, đảm bảo mâu thuẫn giữa các bên được giải quyết một cách kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.
Chuyên mục: "Hòa giải trong vụ án dân sự" phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung này.
Thưa luật sư, chồng tôi ngoại tình và tôi đã quyết định làm đơn xin đơn phương ly hôn. Hiện tôi đã nhận được quyết định về việc thụ lý dơn. Tuy nhiên, trước khi ly hôn, tòa yêu cầu hòa giải giữa hai bên. Vậy, hòa giải là gì? Trình tự thủ tục tiến hành ra sao?
Hòa giải là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành theo pháp luật tố tụng dân sự nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,.. góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sau khi thụ lí vụ án, để giải quyết vụ án, toà án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thoả thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự có tranh chấp. Hoạt động này của toà án được gọi là hoà giải vụ án dân sự.
Trong quá trình hòa giải vụ án dân sự tại tòa án, các đương sự được phép hòa giải trong phạm vi nào ? Nội dung hóa giải vụ án dân sự là gì ? và một số vướng mắc khác liên quan đến hoạt động hòa giải sẽ được bài viết phân tích cụ thể:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc hòa giải, đối thoại được thực hiện cả trong tố tụng và ngoài tố tụng với nhiều cơ quan tổ chức khác nhau thực hiện, hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên (HGV) tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. Vậy hòa giải gắn với Tòa án là gì? Có đặc điểm như thế nào?
Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự. Vậy, những người tham gia hòa giải trong vụ án dân sự bao gồm những ai?