Luật sư tư vấn về chủ đề "Khủng hoảng kinh tế"
Khủng hoảng kinh tế | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề Khủng hoảng kinh tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mỹ rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước khác trên thế giới. Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 qua bài viết sau nhé!
Khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đâu, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế? Và bản chất của khủng hoảng kinh tế là như thế nào? Sẽ được phân tích và làm sáng tỏ trong bài viết này"
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gây nên những tổn thất to lớn trên thế giới hiện nay đang thu hút sự quan tâm không chỉ của chính phủ các nước mà còn của giới nghiên cứu trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã được mổ xẻ, phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự phát triển chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng khủng hoảng kinh tế. Trong chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế trở thành hiện thực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 diễn ra đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, đói tín dụng, sụt giá.. có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.Lúc này, vai trò của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), được thành lập năm 1944 với nhiệm vụ “bảo vệ nền kinh tế thế giới”, được đặt ra.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008 và hiện là tâm điểm sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn quá dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ bắt đầu từ giữa tháng 9-2008, sau đó đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, châu á và gây ra cơn “địa chấn” kinh tế toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực chất, nguyên nhân và hệ quả của cuộc khủng hoảng. Các kết quả đạt được là rất đáng kể.