1. Những vấn đề cơ bản về tài sản thuần

1.1 Khái niệm tài sản thuần

Tài sản thuần còn được gọi là giá trị tài sản ròng (NAV), loại tài sản này có tên tiếng Anh là Net asset hay là Net asset value. Tài sản này là yếu tố quan trọng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp. Ngoài ra khi các nhà đầu tư tính toán các chỉ tiêu trong các quỹ về phòng hộ và các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng sẽ quan tâm đến tài sản ròng trước khi quyết định các chính sách đầu tư trong doanh nghiệp. 

Tài sản thuần cũng có thể được coi là một loại vốn chủ sở hữu trong công ty hay là giá trị của một loại sổ sách. Loại tài sản này có thể là đại diện cho một lượng vốn chủ sở hữu trong một công ty (doanh nghiệp), hay cũng có thể chia nhỏ nó ra tương đương với số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong công ty. Có thể hiểu giá cổ phiếu của công ty là đại diện thể hiện giá trị tài sản ròng (tài sản thuần) của mỗi loại cổ phiếu.

Tài sản thuần (NET ASSETS) là tổng giá trị tài sản của một công ty vượt trên tài sản nợ (The excess value of the total property of a corporation over liabilities).

=> Như vậy: Tài sản thuần hay còn gọi là giá trị tài sản ròng được hiểu là giá trị của tất cả các loại tài sản (bao gồm cả tài sản tài chính cũng như là tài sản phi tài chính) trong công ty trừ đi giá trị của các khoản nợ chưa được thanh toán trong công ty (tài sản ròng = tài sản chính - các khoản nợ còn tồn đọng).

Khái niệm về giá trị tài sản ròng (tài sản thuần) này có thể được dùng trong tất cả các công ty có vốn đầu tư của tư nhân, có vốn đầu tư của Nhà nước được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, cũng như được áp dụng cho các cá nhân, Chính Phủ hay bất cứ một thành phần kinh tế nào được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực của một số các tập đoàn tài chính ngân hàng.

 

1.2 Một số khái niệm liên quan đến tài sản thuần trong công ty 

 Khái niệm về nguồn vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh được hiểu là số lượng tiền (tài sản) mà nhà đầu tư sử dụng để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó nguồn vốn kinh doanh được được xác định là một loại tài sản cố định có sẵn (được hình thành trước) của công ty. Nguồn vốn này thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư, đầu tư để hoạt động trong doanh nghiệp.

Nguồn vốn kinh doanh trong công ty có thể được hình thành tư rất nhiều nguồn, việc nguồn vốn kinh doanh hình thành từ nguồn nào được dựa vào việc trông công ty lựa chọn cách thức nào để huy động vốn, ví dụ: 

- Vốn lưu động;

- Vốn cố định.

Tài sản cố định thuần 

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là các loại tài sản hữu hình trong doanh nghiệp, hay là các bất động sản của doanh nghiệp hoặc là các nhà máy, thiết bị trong doanh nghiệp.  Khái niệm tài sản cố định là một loại khái niệm được dùng phổ biến trong lĩnh vực kế toán, trong chuẩn mực kế toán 

Theo chuẩn mực kế toán của quốc tế thì tài sản cố định là một loại tài sản có phát sinh các loại lợi ích kinh tế trong tương lai, người ta sử dụng loại tài sản này để đo lường và xác định một khoản chi phí đáng tin cậy được phát sinh trong công ty. Phân loại tài sản cố định bao gồm: 

- Tài sản cố định là tài sản giữ nhà: Đây là loại tài sản được mua, công ty có quyền sở hữu hợp pháp đối với loại tài sản này, công ty hoàn toàn có quyền sử dụng phần tài sản này.

- Tài sản cố định là tài sản cho thuê: Đây là một loại tài sản được công ty sử dụng, nhưng không có thời gian sở hữu lâu dài mà chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tài sản này không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty.

 

1.3 Vai trò của tài sản thuần (giá trị tài sản ròng) 

Giá trị tài sản ròng có vai trò như sau: 

- Tài sản thuần là một thước đo về tài chính trong các công ty, cụ thể như sau: 

+ Công ty muốn xác định được chính xác mức tiền (khả năng kinh tế) hiện tại đang có của một tổ chức, công ty hay một cá nhân nào đó.

+  Việc xác định được tài sản thuần hiện có của mình thì các chủ thể mới có thể quyết định về các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, đầu tư vào lĩnh vực nào, khả năng đầu tư của mình là như thế nào.

- Có thể dựa vào tài sản thuần để theo dõi tình hình tài chính hiện tại của mình. Tài sản thuần giúp các cá nhân, tổ chức biết rõ chính xác tài sản hiện tại đang có của mình, một khi đã nắm rõ được các loại tài sản hiện có có thể nhìn nhận một cách khách quan nhất về tốc độ tăng trưởng, phát triển trong công ty của mình. Nắm bắt một cách chính xác nhất về tình hình của công ty hiện tại đang trong tình trạng phát triển (lãi) hay đang rơi vào tình trạng giảm sút (lỗ) để có thể đưa ra một phương án kinh doanh chính xác và tối ưu nhất đối với cá nhân hay công ty.

- Xác định tài sản thuần trong doanh nghiệp cũng một phần nào đó đảm bảo được sự cần bằng trong việc thu chi của các chủ thể và xây dựng một phương án, kế hoạch thu chi một cách hợp lý nhất.

- Có thể thông quá tài sản thuần để nhìn nhận mức nợ của các công ty, cá nhân một các khách quan và chính xác nhất. Dựa vào việc nhìn nhận được các khoản nợ này có thể giúp các chủ thể trong mối quan hệ đưa ra đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty, tìm ra được lý do dẫn đến những khoản giảm sút trong công ty để tìm phương án giải quyết cũng như là tiếp tục phát huy những kế hoạch, đầu tư đang thu được lợi ích.

- Cân nhắc để đưa ra các kế hoạch đầu tư một cách hợp lý nhất. Dựa vào số lượng tại sản hiện hữu đang có trong tay chủ thể có thể cân nhắc để đưa ra một kế hoạch để thực hiện các dự án đầu tư trong doanh nghiệp để thu về những khoản lợi nhuận tốt nhất và tránh tối đa nhất những khoản rủi ro không may có thể xảy ra như những khoản nợ không có khả năng trả và việc tích lũy các khoản nợ không có khả năng trả có thể dẫn đến cách tình trạng giải thể, phá sản của doanh nghiệp.

 

2. Công thức tính tài sản thuần 

Việc xác định tài sản thuần để nhằm đánh giá được giá trị của doanh nghiệp, việc xác định này nhằm thúc đẩy công việc để giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro có thể phát sinh, công thức xác định tài sản thuần được xác định như sau:

Tài sản thuần (giá trị tài sản ròng) = [Giá trị thị trường của tài sản (xác định dựa trên giá thị trường của doanh nghiệp) + Tài sản bằng tiền có trong đơn vị (hiện vật được quy đổi ra bằng tiền mặt) + Các khoản thu trong công ty (đây là những khoản thu mà người khác nợ công ty ví dụ như các hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ,....mà bên đối tác có trách nhiệm phải chi trả cho công ty) + Các khoản chi phí còn dở dang trong doanh nghiệp + Giá trị của các loại tài sản được dùng để ký cược với thời gian quỹ ngắn và dài hạn + Giá trị của các loại tài sản vô hình trong doanh nghiệp (nếu có) + Giá trị của các khoản thu được từ lợi thế kinh doanh trong doanh nghiệp + Lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư của công ty trong các công ty khác (các khoản đầu tư ở doanh nghiệp khác) + Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp và những khoản nợ thị trường mà đơn vị phải trả cho doanh nghiệp] - Các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả theo giá của thị trường.

Mọi vướng mắc quý khách hàng vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến thông qua số tổng đài: 19006162 hoặc liên hệ với văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng!