Mục lục bài viết
1. Khái niệm thu hồi đất
Căn cứ vào Khoản 35 Diều 3 Luật đất đai 2024 quy định Nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người đang sử dụng đất hoặc thu lại đất đang được Nhà nước giao quản lý.
Mục đích của việc thu hồi đất rất đa dạng và có thể bao gồm nhiều lý do khác nhau. Một trong những mục tiêu chính là bảo đảm lợi ích quốc gia và công cộng. Điều này có thể bao gồm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng, hoặc phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế quan trọng. Ví dụ, khi một khu vực cần thiết phải giải phóng mặt bằng để xây dựng một con đường lớn, một sân bay mới, hay các dự án quan trọng khác, việc thu hồi đất là cần thiết để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.
Ngoài ra, thu hồi đất cũng có thể được thực hiện để khắc phục hậu quả của các vi phạm pháp luật về đất đai. Trong những trường hợp mà người sử dụng đất không tuân thủ các quy định pháp luật, chẳng hạn như sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công, hay vi phạm các quy định về môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thu hồi đất để khắc phục tình trạng này. Mục đích của việc thu hồi trong những trường hợp này là để duy trì kỷ cương pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất đai và đảm bảo sự công bằng trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Như vậy, thu hồi đất không chỉ là một công cụ quan trọng trong quản lý đất đai mà còn phản ánh sự cần thiết phải cân nhắc giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng. Việc thực hiện thu hồi đất phải tuân theo các quy định pháp luật cụ thể và đảm bảo quy trình minh bạch, công bằng để vừa đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia, vừa bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức có liên quan.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2024
- Nghị đinh 88/2024/NĐ-CP
- Nghị định 102/2024/NĐ-CP
3. Thẩm quyền thu hồi đất
Căn cứ vào Điều 83 Luật đất đai 2024 quy định thẩm quyền thu hồi đất như sau:
Trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
+ Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Trường hợp thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh
- Đã có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất để chuyển giao cho địa phương thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì phải có sự thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an. Trường hợp không thống nhất ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
- Chưa có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận
- Để chuyển giao cho địa phương thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng diện tích đất dự kiến thu hồi chưa được xác định trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất chuyển giao cho địa phương thì:
+ Quốc hội
+ Chính phủ
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Quốc phòng đối với đất quốc phòng, với Bộ Công an đối với đất an ninh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
4. Các trường hợp thu hồi đất
Theo Chương VI Luật đất đai 2024 quy định những trường hợp thu hồi đất như sau:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lai đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng
5. Thủ tục thu hồi đất
Căn cứ vào Điều 85 đến Điều 87 Luật đất đai 2024 quy định như sau:
- Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phải gửi văn bản thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có) biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Trường hợp không liên lạc được, không gửi được thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có) thì thông báo trên một trong các báo hàng ngày của trung ương và cấp tỉnh trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình của trung ương và cấp tỉnh 03 lần trong 03 ngày liên tiếp; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong suốt thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không phải gửi thông báo thu hồi đất lại;
- Bước 2: Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn 30 ngày.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại trong trường hợp còn có ý kiến không đồng ý.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành quyết định thu hồi đất trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày:
+ Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp không phải bố trí tái định cư;
+ Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ và đồng ý nhận tiền bồi thường chi phí tạm cư;
+ Người có đất thu hồi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, bàn giao đất trên thực địa để tự xây dựng nhà ở tái định cư;
+ Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao nhà ở tái định cư;
+ Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất ở gắn liền với nhà ở tái định cư;
+ Người có đất thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở;
+ Người có đất thu hồi tự nguyện bàn giao đất cho Nhà nước và đã được bố trí tạm cư hoặc được chi trả kinh phí tạm cư.
Tóm lại, theo Luật Đất đai 2024, thẩm quyền thu hồi đất được giao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện qua các quyết định hành chính nhằm thu lại quyền sử dụng đất từ cá nhân hoặc tổ chức hiện tại. Quy định rõ ràng về thẩm quyền thu hồi đất không chỉ đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình này mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân. Để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bị thu hồi đất, người dân nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan, từ đó nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện các biện pháp hợp pháp nếu cần thiết.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thẩm quyền thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2024 mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Bài viết liên quan: UBND xã có thẩm quyền thu hồi đất hay không ? Mức bồi thường đất nông nghiệp khi bị thu hồi?
Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách hàng cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn!