2. Thủ tục hồ sơ, thời gian, chi phí để lập cty Liên doanh với nước ngoài ( công ty Nhật + công ty Việt Nam)

Tỉ lệ góp vốn 50 : 50

Hình thức nên để là: công ty TNHH hay công ty Cổ phần? Nhờ chị tư vấn giúp em: 

Nội dung ngành nghề:

1. Cung cấp dịch vụ phiên dịch, biên dịch, giới thiệu nhân sự

2. Xúc tiến thương mại, giới thiệu đối tác cho các công ty Việt Nam - Nhật Bản

3. Đào tạo tiếng Nhật; hình thức dạy kèm, gia sư

4. Thương mại: xuất khẩu - nhập khẩu 1 số sản phẩm hàng hóa 

5. Hỗ trợ kỹ thuật - tư vấn kỹ thuật

6. Du lịch

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, về vấn đề của bạn xin được tư vấn cho bạn như sau:

 

1. Thành lập văn phòng đại diện của công ty Nhật Bản tại Việt Nam

Khoản 2 Điều 16 Luật thương mại 2005 quy định:

“2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.”

Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định:

“1. Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

a) Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

b) Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.”

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép  thành lập văn phòng đại diện: (Điều 5 Nghị định 72/2006/NĐ-CP và Nghị định 120/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại)

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh thực hiện theo Mẫu MĐ-1

-Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. Tài liệu khác có giá trị tương đương bao gồm: văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. 

- Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.

Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập: Sở thương mại hoặc Sở thương mại du lịch tại địa phương thành lập văn phòng đại diện Theo quy định tại Khoản 1 Mục 1 - Thông tư 133/2012/TT-BTC Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

”b) Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) là cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) trong phạm vi quản lý của địa phương.”

Thời hạn giải quyết: Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP

2.  Đối với việc thành lập Văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện dặt trụ sở.….

4. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

5. Các thời hạn nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian thương nhân nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

6. Ngay sau khi hết thời hạn quy định nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này mà không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Nghị định này phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép.”

Lệ phí cấp phép: 3.000.000 đồng

Thông báo hoạt động của văn phòng đại diện: Điều 8 Nghị định 72/2006/NĐ-CP

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh;

b) Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;

c) Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh;

d) Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh, cơ quan cấp Giấy phép;

đ) Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

 

2. Thành lập công ty liên doanh

Trường hợp này bạn muốn thành lập công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài thì phải tiến hành thành lập tổ chức kinh tế Theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ góp vốn là 50 : 50 nên trường hợp này không phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần làm thủ tục thành lập công ty Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Khoản 2 Điều 23 Luật đầu tư 2014 (thay thế bởi: Luật đầu tư năm 2020) quy định:

“2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.”

Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư quy định:

“a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.”

Vì bạn muốn thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp là 50:50 nên sẽ thực hiện thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước. Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư 2014 như sau:

“2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;”

Vì vậy, bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập công ty Theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 Về việc nên thành lập công ty TNHH hay Công ty  cổ phần: Dựa Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 (thay thế bởi: Luật doanh nghiệp năm 2020) thì:

Công ty cổ phần có đặc điểm sau:

-  Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Tuy nhiên,  

- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên dễ có sự phân hoá thành các nhóm cổ động đối lập nhau về lợi ích;

- Quá trình thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Về công ty TNHH hai thành viên trở lên:

-  Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

-  Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

-  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Về công ty TNHH một thành viên:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần

Tuy nhiên, công ty TNHH có hạn chế:

- Do tên gọi và chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng;

- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần.

Căn cứ vào những đặc điểm của từng loại hình công ty, bạn có thể lựa chọn một loại hình phù hợp với khả năng và điều kiện của mình cũng như đối tác phía nước ngoài:

Về thủ tục thành lập công ty liên doanh có vốn nước ngoài, trường hợp này bạn không phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Theo phân tích ở trên, về thủ tục thành lập, thời gian, chi phí thành lập mời bạn tham khảo bài viết sau: Thủ tục thành lập công ty liên doanh có 49% vốn nước ngoài ?

Tuy nhiên, Theo các ngành nghề mà bạn cung cấp thì nghành đào tạo tiếng Nhật là ngành nghề kinh doanh cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Cụ thể về các điều kiện thành lập công ty có ngành nghề đào tạo tiếng Nhật mời bạn tham khảo tại bài viết: Hướng dẫn thủ tục mở trung tâm ngoại ngữ?

Bên cạnh đó, ngành nghề du lịch do bạn không nói cụ thể là lĩnh vực gì của du lịch nên không thể tư vấn cho bạn cụ thể được, tuy nhiên, trong các phân ngành của du lịch có ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy nếu bạn kinh doanh những ngành nghề đó thì cần phải đáp ứng đươc các điều kiện theo quy định của pháp luật du lịch.