Thưa luật sư, Em xin hỏi về thanh toán qua thư tín dụng ? Em đang thắc mắc một vấn đề không biết giải quyết thế nòa mong anh chị hướng dẫn giúp em ạ:  Thư tín dụng là gì ? Đặc điểm, bản chất của thư tín dụng ? Phân tích ưu nhược điểm và phân loại thư tín dụng? 

Em cảm ơn nhiều ạ! (Người hỏi: Tham Duong)

 

Trả lời:

Vấn đề pháp lý bạn quan tâm, Luật Minh Khuê xin trao đổi như sau:

 

1. Khái niệm thư tín dụng

Thư tín dụng ( Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.

 

2. Điểm đặc biệt của L/C

L/C hoạt động độc lập với hợp đồng ngoại thương mặc dù L/C được hình thành dựa trên cơ sở hợp động mua bán giữa 2 bên.

Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, chứ không quan tâm hàng hóa.

Người mua mở L/C, và người thụ hưởng đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.

 

3. Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)

- Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.

- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.

- Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

 

4. Bản chất thư tín dụng chứng từ (L/C)

Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra.Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.Từ tính chất của thư tín dụng này của thể suy ra:

Thứ nhất, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.

Thứ hai, do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

 

5. Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ

- Đối với Người bán

Ngân hàng sẽ thanh toán đúng như trong thư tín dụng bất kể việc người mua có trả tiền hay không.

Hạn chế việc chậm trễ trong chuyển chứng từ

Khách hàng có thể chiết khấu L/C để có tiền trước sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng.

- Đối với Người mua

Chỉ khi nhận được hàng thì người mua mới trả tiền.

Người nhập khẩu yên tâm rằng người bán sẽ phải tuân thủ quy định trong L/C để đảm bảo được thanh toán, nếu không người bán sẽ mất tiền.

- Đối với Ngân hàng

Thu phí dịch vụ (Phí mở L/C, chuyển tiền, phí chỉnh sửa L/C,..)

Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

 

6. Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

- Đối với Người bán

Nếu không xuất trình bộ chứng từ theo quy định trong L/C sẽ không được thanh toán tiền hàng.

- Đối với Người mua

Thư tín dụng hoạt động độc lập với hợp đồng mua bán và làm việc theo bộ chứng từ. Do đó, nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán mà không quan tâm liệu hàng hóa thực tế có được giao đúng hay không, thậm chí hàng hóa không được giao.

 

7. Phân loại thư tín dụng

Các loại thư tín dụng bao gồm:

- Xét về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm có hai loại:

+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang.

+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang.

– Xét theo phương diện thanh toán, có hai loại :

+ Thư tín dụng trả tiền ngay.

+ Thư tín dụng trả chậm.

– Ngoài ra còn một số loại thư tín dụng khác:

+ Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi.

+ Thư tín dụng chuyển nhượng.

+ Thư tín dụng tuần hoàn …

 

8. Hồ sơ thanh toán bằng thư tín dụng

Để thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu hồ sơ khách hàng xuất trình bao gồm:

- Bản chính L/C xuất và các tu chỉnh (nếu có)

- Bộ chứng từ xuất theo quy định trên L/C, tu chỉnh L/C

- 02 bản chính Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất (theo mẫu của Ngân hàng )

- 02 bản chính Hợp đồng chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng ) nếu khách hàng có đề nghị chiết khấu.

 

9. Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng

Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu (L/C) được thực hiện như sau:

- Ngân hàng gửi thông báo (theo mẫu của Ngân hàng) cho khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được công điện L/C hoặc công điện tu chỉnh L/C

- Khách hàng xuất trình hồ sơ như trên cho nhân viên TTQT

- Nhân viên TTQT:

+/ Ký xác nhận trên Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất và gửi lại cho khách hàng 01 bản

+/ Kiểm tra bộ chứng từ và thông báo cho khách hàng về tính hợp lệ của bộ chứng từ trong vòng 05 giờ kể từ khi khách hàng gửi đầy đủ chứng từ

- Sau khi bộ chứng từ hoàn tất, Ngân hàng gửi bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài và yêu cầu thanh toán.

 

10. Hợp đồng xuất khẩu LC mở bảo lãnh ngân hàng ?

Khách hàng: Em chào anh/chị, hiện tại em đang thử việc tại 1 công ty xuất khẩu xi măng, tro bay ra nước ngoài, em được giao làm một hợp đồng xuất khẩu LC mở bảo lãnh ngân hàng. Em chưa từng làm hợp đồng này bao giờ nên chưa hiểu bản chất của nó. Anh/chị có thể giải thích giúp em về loại hợp đồng này được không ạ? Và cho em xin cái mẫu của hợp đồng với ạ.

Em cảm ơn anh/chị nhiều ạ -Lê Thị Hồng

Trả lời:

Hiện nay, có rất nhiều loại thư tín dụng, cụ thể như sau: Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C) Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C) Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C) Mỗi loại thư tín dụng có những quy định cụ thể riêng. Tuy nhiên, nội dung chính của LC chủ yếu gồm có: Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C Loại L/C Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng… Số tiền, loại tiền Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…

Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì… Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ… Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng.

 

11. Hồ sơ yêu cầu mở L/C cần những gì ?

Khách hàng: Em có vấn đề này mong các luật sư tư vấn giúp em ? Khi giám đốc bảo em chuyển một khoản tiền vào tài khoản của một cá nhân..Do thiếu kinh nghiệm em đã ủy nhiệm chi từ tài khoản doanh nghiệp sang tài khoản cá nhân đó luôn..(Đáng lẽ ra em nên rút tiền ra rồi mới chuyển cho họ thì sẽ hợp lý hơn..)..Xin luật sư cho em cách giải quyết để hạch toán hợp lý nghiệp vụ này với ạ. Chúng ta nên đưa vào tk 1388..như cho một cá nhân vay rồi sau này thu bằng tiến mặt về có được không ạ hay hạch toán vào một khoản tạm ứng chi phí 141..rồi sau này cũng thu về bằng tiền mặt..và nếu làm theo hai cách trên có hợp lý và có ảnh hưởng gì đến thuế không ạ...Mong luật sư tư vấn giúp em với ạ.

Em cảm ơn - Lan Bùi

 

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để mở L/C, đại diện doanh nghiệp của bạn phải nộp cho ngân hàng các giấy tờ sau:

+ Giấy đăng ký kinh doanh

+ Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn chưa có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng thì phải tiến hành mở tài khoản.

Hồ sơ yêu cầu mở L/c bao gồm:

+ Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư

+ Giấy phép nhập khẩu/ hạn ngạch( đối với mặt hàng được yêu cầu)

- Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần có thêm các giấy tờ sau: Hợp đồng ủy thác nhập khẩu; Biên bản thỏa thuận

- Đối với tín dụng thư trả chậm, cần có thêm các giấy tờ sau: Lịch chuyển tiền thanh toán tín dụng thư trả chậm Văn bản xác nhận hãng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng> 1 năm)

- Đối với thanh toán chuyển khẩu, cần có thêm các giấy tờ sau: Cam kết chuyển nguồn thu xuất khẩu; Hợp đồng xuất khẩu.

 

12. Quy định về mở L/C trong hợp đồng ?

Khách hàng: Chào anh chị, xếp yêu cầu em làm hợp đồng ngoại thương, trong đó phải có quy định về mở LC, nhưng e không rõ quy định này phải trình bày như thế nào?

Xin cảm ơn. -Hồ Thị Duyên

 

Trả lời:

Thư tín dụng(LC) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC. Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng ký kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.

Theo luật Việt Nam: Hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có nghĩa là một bên là thương nhân Việt Nam một bên là thương nhân nước ngoài. Trong nội dung của hợp đồng ngoại thương cần phải có sự thỏa thuận về phương thức thanh toán, trong trường hợp này công ty bạn đã lựa chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Như vậy, bạn có thể trình bày phần quy định về mở LC trong mục thanh toán tại nội dung của hợp đồng, chẳng hạn như thời hạn thanh toán, ngân hàng thụ hưởng, đơn vị tiền thanh toán,...

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng cảm ơn!