1. Thư tín dụng là gì? Đặc điểm của thư tín dụng

 

1.1. Khái niệm

Căn cứ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010, Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó trên cơ sở người thụ hưởng phải tuân thủ những quy định trong thư tín dụng. Trong đó ngân hàng nơi người mua mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người bán khi người bán tuân thủ đúng và đầy đủ những điều khoản được nêu trong văn bản này. Khi đề nghị mở thư tín dụng, người mua phải lưu ký hoặc được ngân hàng bảo lãnh cho vay một khoản tiền tương đương với số tiền mở thẻ tín dụng để bảo đảm trả tiền cho người bán. Thư tín dụng hình thành trên cơ sở và để thực hiện giao dịch mua bán nhưng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Thư tín dụng là phương tiện quan trọng về phương thức tín dụng chứng từ.

Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của Letter of credit (nếu có) những điều kiện sau đây:

-  Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của Letter of credit.

- Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.

-  Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).

Nói một cách ngắn gọn, một thư tín dụng là: Một loại chứng từ thanh toán do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở. Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng và được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản

 

1.2. Đặc điểm của thư tín dụng

– Letter of credit không phụ thuộc các hợp đồng cơ sở. Các ngân hàng không liên quan có thể bị ràng buộc vào những hợp đồng như vậy ngay cả khi Letter of credit có dẫn chiếu đến những hợp đồng cơ sở (điều 4 UCP 600).

– Các ngân hàng làm việc với nhau trên các hợp đồng mà không liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng sai …, nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với Letter of credit, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán (Điều 5 UCP600).

– Theo UCP600 thì Letter of credit là không thể hủy ngang.

– Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào thì phải quy định rõ trong thư tín dụng.

– Cho dù người đề nghị mở Letter of credit tham gia với tư cách là người mua hàng hoá/dịch vụ, chính ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành Letter of credit.

 

2. Phân loại thư tín dụng và điều kiện mở thư tín dụng

 

2.1. Phân loại thư tín dụng

- Chia theo tính chất gồm: Thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang.

- Chia theo tính chất của Letter of credit thì gồm: Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit); Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit); Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit); Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit); Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal Letter of Credit); Thư tín dụng dự phòng(Standby Letter of Credit).

- Chia theo thời hạn thanh toán của Letter of credit gồm: Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit); Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit); Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit); Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit).

 

2.2. Điều kiện để mở thư tín dụng

– Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán Letter of credit: Khi quy định điều khoản thanh toán bằng Letter of credit trong hợp đồng, khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho Letter of credit mà mình sẽ yêu cầu NHCTVN mở: Letter of credit phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%;  Letter of credit phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, khách hàng liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện; Letter of credit phát hành bằng vốn vay của NHCTVN.

– Yêu cầu mở Letter of credit: Doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin vào “Đơn yêu cầu mở Letter of credit”. Vì ngân hàng mở Letter of credit theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào Letter of credit không bị mâu thuẫn.

 

3. Thư tín dụng được xác nhận (CONFIRMED LETTER OF CREDIT) là gì? 

 

3.1. Khái niệm

Thư tín dụng xác nhận (trong tiếng Anh là Confirmed Letter of Credit hay Confirmed L/C) là thư tín dụng trong giao dịch quốc tế được bảo đảm bởi một ngân hàng thứ hai, ngoài ngân hàng gốc phát hành tín dụng. Ngân hàng xác nhận đồng ý thanh toán hay chấp nhận hối phiếu đối với tín dụng ngay cả khi bên phát hành từ chối. Thư tín dụng được xác nhận cũng bảo vệ chống lại các quy định trao đổi bất lợi và sự thiếu hụt ngoại tệ tại quốc gia nhập khẩu.

Có thể hiểu thư tín dụng xác nhận là một bảo đảm mà người vay nhận được từ ngân hàng thứ hai ngoài thư tín dụng đầu tiên. Thư thứ hai đảm bảo ngân hàng thứ hai sẽ trả tiền cho người bán nếu ngân hàng thứ nhất không làm như vậy. Người vay có thể được yêu cầu nhận thư tín dụng thứ hai nếu người bán quyết định ngân hàng phát hành thư tín dụng đầu tiên có khả năng tín dụng đáng ngờ. Thư tín dụng thứ hai làm giảm rủi ro vỡ nợ cho người bán. Một thư tín dụng được coi là chưa được xác nhận nếu thư tín dụng đầu tiên không được hỗ trợ bởi một bảo lãnh thứ hai.

 

3.2. Đặc điểm của Thư tín dụng xác nhận

- Thư tín dụng thứ hai yêu cầu sự hỗ trợ của nhiều hơn một ngân hàng bởi người mua đối với các giao dịch trong nước hoặc quốc tế. Một thư tín dụng xác nhận sẽ được thực hiện nếu người bán không thoả mãn với mức độ tin tưởng của thư tín dụng đầu tiên. Vì vậy, khi người mua nhận được thư tín dụng thứ hai, nó sẽ xác nhận rằng thư tín dụng đầu tiên có đầy đủ điều kiện là thư tín dụng xác nhận. Khi phát hành thư tín dụng xác nhận, ngân hàng thứ hai hứa sẽ hoàn trả lại cho người bán khoản tiền đã nhận nếu ngân hàng thứ nhất không thực hiện.

- Quá trình bảo đảm thư tín dụng thứ hai giống với thư tín dụng đầu tiên. Người mua sẽ phải tìm kiếm một ngân hàng thứ hai để trả tiền hàng trong trường hợp phá sản. Người mua phải trải qua quy trình tương tự để được chấp thuận thư tín dụng thứ hai.

- Điều khoản để thanh toán của thư tín dụng thứ hai cũng giống như điều khoản của thư tín dụng đầu tiên. Trong một vài trường hợp, người bán có thể sẽ yêu cầu thư tín dụng thứ hai bảo đảm cho một tỉ lệ phần trăm của số tiền thanh toán cho việc bán hàng hoá đã được đính kèm với thư tín dụng của ngân hàng trước.

- Thư tín dụng đầu tiên, thư tín dụng thường được yêu cầu trong các giao dịch thương mại đòi hỏi một khoản tiền lớn để thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Thay vì yêu cầu thanh toán trước, người bán có thể yêu cầu người mua mở thư tín dụng cho phần còn lại của khoản thanh toán nợ tại thời điểm giao hàng đầy đủ. Người mua phải hợp tác với ngân hàng để có được thư tín dụng đầu tiên. Điều này yêu cầu một ứng dụng tín dụng đầy đủ như một khoản vay. Nếu ngân hàng chấp thuận thư tín dụng, điều đó cho thấy rằng họ sẵn sàng trả cho người bán số tiền đã nêu nếu người mua không thể thanh toán tại thời điểm thanh toán. Các điều khoản của bức thư thường có cấu trúc thanh toán dưới dạng một khoản vay cho người mua.

- Nếu người mua không thể thanh toán cho người bán khi đến hạn, ngân hàng sẽ giải phóng khoản thanh toán dưới dạng khoản vay cho người mua. Sau khi nhận được thư tín dụng, người mua cũng đồng ý với các điều kiện cho vay của ngân hàng. Nếu được yêu cầu, các điều khoản cho vay sẽ bao gồm lãi suất và lịch thanh toán đã nêu, cũng như các thông tin khác liên quan đến việc trả nợ.

- Nếu người bán hài lòng với Letter of credit đầu tiên, họ có thể chấp nhận nó như một Letter of credit chưa được xác nhận. Một thư tín dụng chưa được xác nhận chỉ yêu cầu sự hỗ trợ của một người cho vay.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thư tín dụng dự phòng (Standby Credits), trái phiếu bảo lãnh (Performance Bonds) và bảo lãnh (Guarantees) của Luật Minh Khuê.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email : lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.