Mục lục bài viết
1. Cần chấp thuận chủ trương trước
Lâu nay, doanh nghiệp thường thắc mắc về thủ tục đầu tư liên quan đến đất đai. Theo quy định, thủ tục đầu tư có thể được thực hiện trước hoặc sau khi làm thủ tục về đất đai. Tuy nhiên, doanh nghiệp phản ánh một số địa phương (như tỉnh Bình Dương chẳng hạn) “làm khó”, buộc doanh nghiệp phải có văn bản chấp thuận về địa điểm khu đất trước, sau đó mới được nộp hồ sơ đầu tư.
Về phía địa phương, tỉnh Bình Dương giải thích đây là thủ tục “linh hoạt”, giúp nhà đầu tư xác định địa điểm có phù hợp quy hoạch hay không. Tỉnh này cho rằng nếu không làm thủ tục này trước, nhà đầu tư có thể tốn kém thời gian, tiền bạc làm thủ tục đầu tư, xong xuôi rồi lại thấy địa điểm không phù hợp quy hoạch, không triển khai được dự án.
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến, gọi: 1900.6162
Để giải quyết việc này, dự thảo thông tư hướng dẫn đầu tư yêu cầu “trường hợp thuê đất hoặc được giao đất để thực hiện dự án đầu tư thì phải có văn bản giới thiệu địa điểm do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. Trường hợp thuê lại đất, thuê lại hạ tầng hoặc thuê công trình xây dựng sẵn có để thực hiện dự án đầu tư thì phải có bản sao công chứng văn bản chứng minh người cho thuê có đủ thẩm quyền đối với diện tích dự kiến cho thuê”.
2. Trường hợp không cần nộp trước chứng chỉ hành nghề :
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp, khi xin thành lập doanh nghiệp phải nộp chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác (tùy ngành nghề). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tại thời điểm thành lập chưa “xuất hiện” hội đồng thành viên. Mà không có hội đồng thành viên thì làm gì đã bầu được giám đốc hoặc các chức danh chủ chốt khác mà đòi nộp chứng chỉ hành nghề!
Do đó, dự thảo giải quyết vướng mắc này bằng cách không đòi doanh nghiệp nộp kèm chứng chỉ hành nghề nếu chưa xác định được các chức danh chủ chốt. Doanh nghiệp sẽ phải bổ sung chứng chỉ trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Một vướng mắc liên quan đến đăng ký đầu tư cũng được dự thảo này giải quyết. Hiện nay, Luật Đầu tư quy định dự án đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Điểm thắc mắc là nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam có bị xem là dự án đầu tư nước ngoài và phải đăng ký đầu tư hay không? Nếu chỉ mua cổ phần thôi mà cũng phải đăng ký đầu tư thì phiền phức quá!
May sao, dự thảo thông tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ dưới 49% thì doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh đăng ký kinh doanh mà thôi. Nếu phần vốn góp có tỷ lệ trên 49% và doanh nghiệp Việt Nam có một hoặc một số dự án đầu tư thì hai bên cùng nhau làm thủ tục đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. (hiện tại hoạt động này tạm ngưng...không hiểu vì sao???)
3. Những vướng mắc
Thế nhưng nhiều vướng mắc khác lại chưa thể giải quyết bằng thông tư. Ví dụ, khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư quy định “doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần” cũng là “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định này vô lý, chẳng lẽ nhà đầu tư nước ngoài mua có 1% cổ phần, hoặc thậm chí chỉ góp có một USD thôi thì doanh nghiệp Việt Nam đó cũng bị coi là “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”? Về vấn đề này, luật đã “ậm ờ”, coi như góp vốn 1% hay 99% thì cũng như nhau! Do đó, thông tư cũng không dám đưa ra một tỷ lệ nào kẻo lại trái với luật.
Không chỉ sợ trái luật, trái nghị định, một số vướng mắc khác cũng chưa thể gỡ rối bằng thông tư này được mà phải chờ các bộ, ngành khác cùng gỡ vướng. Ví dụ, chờ Bộ Tài chính hướng dẫn thống nhất chế độ ưu đãi đầu tư, chờ Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn tiêu chí xác định một số lĩnh vực đầu tư, chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường không yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường...
4. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Hình thức: doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thường được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Là hình thức đầu tư mang tính ổn định, tính vững bền và tính tổ chức.
- Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu 1 phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.
- Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Trong đó, đúng trong góc độ công tác kế toán, các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng quan trọng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Luật đầu tư, Luật kế toán.
- Môi trường kinh tế - xã hội: môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đối tượng sản xuất kinh doanh, tập quán tiêu dùng, phương thức, hình thức kinh doanh, các biện pháp quảng cáo khuyến mãi… của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những thông tin này là thông tin kế toán.
- Do đó môi trường kinh tế xã hội được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Dưới góc độ là nước tiếp nhận đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động chủ yếu bởi môi trường đầu tư.
- Môi trường đầu tư càng thuận lợi càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư môi trương xã hội: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tài chính, môi trường lao động…
- Môi trường lao động bao gồm: lực lượng lao động, trình độ lao động, tổ chức quản lý lao động… Các nước có lực lượng lao động dồi dào và nguồn lao động rẻ là một trong những nhân tố chủ yếu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Môi trường tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên… là những nhân tố khách quan tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nước tiếp nhận đầu tư có vị trí địa lý thuận tiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là một đặc điểm đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
5. Xác định Doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm thương nhân nước ngoài, cụ thể là “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”.
Tùy thuộc pháp luật của mỗi nước, mà khái niệm thương nhân được hiểu khác nhau. Điều 6, Luật Thương mại 2005 giải thích “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Do đó, có thể hiểu, thương nhân có thể là tổ chức kinh tế hoặc là cá nhân nên không thể hiểu thương nhân là doanh nghiệp.
Như vậy, nếu pháp luật có quy định tương đồng với Luật Thương mại 2005 của Việt Nam thì thương nhân nước ngoài cũng có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế.
Quay lại khái niệm nêu trên, vì không có khái niệm Doanh nghiệp nước ngoài nên chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm pháp nhân. Qua phân tích nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy, DNNN có thể là thương nhân NN, nhưng không cơ cơ sở để cho rằng, đó là thương nhân Việt Nam.
Pháp luật Việt nam cũng không có quy định rõ thế nào là thương nhân Việt Nam hay pháp nhân Việt Nam. Trên cơ sở suy luận về quốc tịch, thì thương nhân Việt Nam có thể hiểu là thương nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (hoặc giấy tờ tương đương).
Theo Điều 676 Bộ Luật dân sự 2015 quy định “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì pháp nhân thành lập tại Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam, nhưng điều này không đủ rõ để xác định quốc tịch đối với pháp nhân nước ngoài.
Trên tinh thần đó, khoản 9, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể:
“Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam”.
Một cách gián tiếp, có cơ sở để khẳng định rằng, Doang nghiệp nước ngoài không phải là pháp nhân Việt Nam.
Như đã phân tích trên đây, Doang nghiệp nước ngoài không phải là pháp nhân Việt Nam, nên không phải là doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước hay bị nhầm lẫn với doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.
Luật Đầu tư 2014 không đưa ra khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, mà chỉ đưa ra khái nhiệm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nhà nước. Theo đó, “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Cũng theo giải thích tại khoản 16, Điều 3, Luật Đầu tư 2014, thì Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Theo giải thích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì Doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những loại hình của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nhà nước.
=> Doanh nghiệp nhà nước là khái niệm không rõ và không được pháp luật Việt Nam quy định. Có thể, Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nhà nước.
=> Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp Việt nam, nhưng có nhà thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp nước ngoài và thủ tục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, nên cần xem xét cụ thể theo quy định của pháp luật Quốc Gia, nơi mà nhà đầu tư dự định thành lập.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty luật Minh Khuê (biên tập)
-------------------------------------------
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
1. Ví dụ về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chi tiết nhất
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Mở thế nào?
3. Hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất?