1.Thế nào là mua bán hàng hoá quốc tế?

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng, mua bán hàng hoá là một giao dịch chủ yếu. Ở quy mô trong nước, mua bán hàng hoá thực hiện chức năng trao đổi hàng hoá trong xã hội; ở quy mô quốc tế, nó làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Việc mua bán giữa các thương nhân thuộc các nước khác nhau là một tất yếu khách quan, xuất phát từ lợi thế so sánh giữa các nước. Về cơ bản, mỗi nước có những lợi thế tương đối so với nước khác về một số lĩnh vực hàng hoá, vì vậy, nước đó sẽ xuất khẩu những mặt hàng này và sẽ nhập khẩu những mặt hàng khác mà mình ít có lợi thế hơn. Tuy những loại hình giao dịch kinh doanh quốc tế mới xuất hiện ngày càng nhiều, như cung ứng dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế, v.v. song mua bán hàng hoá quốc tế - một giao dịch mặc dù được coi là truyền thống và cổ điển - vẫn có giá trị quan trọng bậc nhất trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. Điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005 nêu rõ mua bán hàng hoá quốc tế ‘được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu’. Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán hàng hoá vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, diễn ra tại nhiều nước khác nhau, với nhiều yếu tố khác biệt về địa lí, lịch sử, khí hậu, cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá, tôn giáo... Chính vì vậy, hoạt động này mang tính phức tạp hơn hoạt động mua bán hàng hoá trong nước và có nhiều rủi ro hơn. Những rào cản về văn hoá có thể gây nên những bất đồng và xung đột về quan niệm, về phong cách làm việc, thói quen kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng… Yếu tố địa lí, khí hậu của một nước đôi khi cũng là một vấn đề quan trọng cần phải được các nhà kinh doanh quốc tế quan tâm, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự chấp nhận sản phẩm mới trên thị trường . Yếu tố quốc tế trong mua bán hàng hoá cũng sẽ làm phát sinh những vấn đề pháp lí đặc thù so với mua bán hàng hoá trong nước, như vấn đề rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận tải từ nước này sang nước khác, rủi ro trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế, hay sự xuất hiện thường xuyên của hiện tượng xung đột luật, v.v.. Đó cũng là những vấn đề mà pháp luật về mua bán hàng hoá quốc tế phải giải quyết.

2. Khái niệm hợp đồng mua bán thương mại 

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có thể thấy rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý và được mang ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại. Do đó, khái niệm này lần đầu tiên được công nhân trong Luật Thương mại năm 2005, mới đầu, khái niệm này được nhắc đến bằng  khái niệm mới trong thực tiễn kinh doanh – khái niệm “hợp đồng thương mại”. Sự ra đời của khái niệm về hợp đồng thương mại đã gây ra những vướng mắc trong việc phân biệt giữ loại hợp đồng này với hợp đồng mua bán trong dân sự là rất lớn. Tuy nhiên, các nhà làm luật vẫn giữ nguyên các quan điểm về sự ra đời của khái niệm hợp đồng thương mại này.

Từ đó có thể khẳng định rằng hợp đồng mua bám hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. Theo như quy định pháp lý thì hợp đồng thương mại được xác định là một dạng hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng được xem là tương ứng với một loại hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản.

Tuy đã có sự phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với các loại hợp đồng khác nhưng về khái niệm của loại hợp đồng trong thương mại này vẫn chưa được các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản. Trong đó, theo như quy định tại Luật Thương mại năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một cách chuẩn chỉnh về từ ngữ những vấn có thể hiểu về khái niệm này trong nội dung chung của hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.

3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán thương mại 

Hợp đồng mua bán hàng hóa về bản chất không khác gì so với hợp đồng mua bản tài sản nếu các bên thỏa thuận xác lập quyền và nghị vụ pháp lý, ghi nhận quan hệ chuyển quyền sở hữu và có thanh toán. Tuy nhiên, trong thương mại hợp đồng mua bán hàng hóa có những điểm riêng biệt cụ thể:

– Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có một bên là thương nhân. Điều này có nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân cũng có thể không phải là thương nhân.

Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định ở đây là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại không giống như các hợp đồng bình thường khác, do đó mà một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa này phải là thương nhân theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời pháp luật này cũng có quy định về chủ thể còn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thì có thể là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân nêu đã có một bên là thương nhân trước đó rồi. Theo đó, thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, mang tính chất thường xuyên và phải có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài.

Dựa trên cơ sở yêu cầu điều kiện chủ thể của hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như đã được nêu ở trên thì các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có điều đặc biệt đó là chủ thể phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp pháp luật Thương mại hiện hành cũng đã linh hoạt quy định là chỉ cần bên bán là thương nhân.

– Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai”.

Hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể hướng đến việc giao và nhận hàng hóa ở một thời điểm trong tương lai. Hàng hóa trong các giao dịch này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định và đã được quy định cụ thể từ Điều 64 đến Điều 66 và Điều 68 Luật Thương mại năm 2005.

Đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Đối tượng hàng hóa trong thương mại hẹp hơn đối tượng tài sản được phép giao dịch trong dân sự. Các loại tài sản là quyền tài sản như giấy tờ có giá gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005.

– Thứ ba, mục đích của các bên trong mua bán hàng hóa là nhằm sinh lợi. Nó gắn liền với đặc điểm về chủ thể là một bên bắt buộc là thương nhân. Trường hợp một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa không nhằm mục đích sinh lợi, về nguyên tắc thì nó không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp dụng Luật Thương mại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sinh lời.

Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đối với những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

– Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó.

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng, về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên mua và bán hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng.

4.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch 

Sở giao dịch hàng hóa là chủ thể trung tâm của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai, có bản chất chung là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Trong hoạt động thương mại, hàng hóa là đối tượng của giao dịch mua bán có thể là hàng hóa do người bán chế tạo hoặc sẽ mua sau khi thiết lập giao dịch mua bán hàng hóa (hàng hóa tương lai). Loại giao dịch mua bán hàng hóa mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua bán hàng hóa sau khi quan hệ mua bán đã được thiết lập được gọi là quan hệ mua bán hàng hóa tương lai. Theo đó hàng hóa được mua bán theo các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.

Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng là hàng hóa tương lai nên hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch có bản chất của hợp đồng mua bán nói chung nhưng được quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản bắt buộc về điều kiện giao sau và biện pháp đảm bảo. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch theo Luật thương mại chỉ là một bộ phận của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai theo ý nghĩa đầy đủ của khái niệm pháp lý này. Chẳng hạn, hợp đầu giao sau về nông sản (như cà phê, cao su thành phẩm…) được xem là hợp đồng mua bán trong thương mại, nhưng những hợp đồng mua bán về lãi suất, chứng khoán… thì không áp dụng các quy định về mua bán hàng hóa trong Luật thương mại.

5. Nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những nội dung chính sau: các bên tham gia hợp đồng, bản chất của hợp đồng, phương thức vận chuyển, Giá cả và phương thức thanh toán,  phương thức giao hàng, các trường hợp bất khả kháng, các hình thức đảm bảo hợp đồng, thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý, lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng.

– Các bên tham gia hợp đồng: Xác định các bên tham gia hợp đồng (người mua / người bán): Tên của các công ty, Trụ sở chính của họ có địa chỉ chi tiết và tên của các đại diện tương ứng.

– Bản chất của hợp đồng:

  • Xác định mục tiêu của hợp đồng (sản phẩm hoặc dịch vụ)
  • Mô tả các khía cạnh kỹ thuật, số lượng, khối lượng, trọng lượng và cuối cùng là chế độ đóng gói, thêm những nhu cầu người mua có thể cung cấp thêm các yêu cầu của mình.

– Phương thức vận chuyển:

  • Chỉ định phương thức vận chuyển phù hợp với tính chất của hàng hóa, điểm đến và an ninh.
  • Tùy thuộc vào Điều khoản Thương mại Quốc tế, nghĩa vụ tương ứng của các bên ký kết được nêu.

– Giá cả và phương thức thanh toán:

  • Chỉ định giá bằng tiền hoặc ngoại hối của bạn (rủi ro tỷ giá hối đoái được bao gồm)
  • Giá đi kèm với Điều khoản Thương mại Quốc tế xác định phân phối chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiểm và thời gian chuyển nhượng tài sản.
  • Giá của hàng hóa sẽ được xác định (đơn giá và tổng giá).
  • Cung cấp một mã giải quyết cung cấp bảo mật tối đa cho người bán.
  • Xuống thanh toán tạm ứng đảm bảo đơn hàng.
  • Trong trường hợp tín dụng chứng từ, người bán lưu ý đến nhu cầu mở
  • Phạt tiền, nếu luật pháp cho phép, một lý do để bảo lưu quyền sở hữu có thể được đưa vào hợp đồng.

– Phương thức giao hàng:

  • Chỉ định ngày, địa điểm tải và giao hàng.
  • Xác định chi tiết theo ngày hợp đồng có hiệu lực: tôn trọng thời hạn giao hàng là một trong những nghĩa vụ chính của người bán. Người ta phải cung cấp và áp đặt trước áp chót cho sự chậm trễ.

– Các trường hợp bất khả kháng: Chỉ ra bất khả kháng cho các sự kiện không lường trước được. Về nguyên tắc, người ta nên tránh chấp nhận trường hợp bất khả kháng do người bán sử dụng đến mức mà người ta không áp đặt.

– Các hình thức đảm bảo hợp đồng: Xác định nghĩa vụ của hai bên liên quan đến bảo lãnh. Vd: đảm bảo khôi phục trước cho người bán.

– Thẩm quyền trong trường hợp tranh chấp pháp lý: Chỉ định luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp pháp lý.

– Lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng: Chỉ định ngôn ngữ của hợp đồng, phải được cả hai bên nắm vững. Tuy nhiên, phải chú ý đến các vấn đề dịch thuật.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)