Mục lục bài viết
1. Thế nào là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?
Căn cứ theo quy định của Luật Phá sản 2014, việc xác định doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mất khả năng thanh toán được hiểu là khi chúng không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo quy định nêu trên, để xác định doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mất khả năng thanh toán, cần đảm bảo các điều kiện sau:
Khoản nợ cụ thể và rõ ràng:
Khoản nợ được xác định một cách cụ thể và rõ ràng, có thể thông qua sự thừa nhận, thỏa thuận giữa các bên hoặc được xác định trong bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản nợ đến hạn thanh toán:
Khoản nợ phải có thời hạn thanh toán xác định. Thời hạn này có thể được thừa nhận, thỏa thuận giữa các bên, hoặc được xác định trong bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn 03 tháng:
Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình đối với khoản nợ đến hạn thanh toán trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Điều này bao gồm trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán nợ hoặc có tài sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
Lưu ý: Hiện nay, pháp luật không quy định một mức khoản nợ cụ thể để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, mà chỉ quan tâm đến việc đảm bảo đủ các điều kiện nêu trên.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Ngày 18/12/2020, Tòa án Nhân dân Tối cao có Công văn 199/TANDTC-PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong giải quyết phá sản.
Theo đó, "mất khả năng thanh toán" được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Theo đó, TANDTC giải đáp tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán theo quy định trên gồm:
- Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.
- Khoản nợ đến hạn thanh toán, cụ thể:
+ Là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, HTX phải có nghĩa vụ trả nợ.
+ Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
+ Doanh nghiệp, HTX không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
+ Doanh nghiệp, HTX có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Như vậy, theo tiêu chí nêu trên thì “mất khả năng thanh toán” không có nghĩa là doanh nghiệp, HTX không còn tài sản để trả nợ. Theo đó, mặc dù doanh nghiệp, HTX còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp, HTX “mất khả năng thanh toán”.
Lưu ý: Pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán mà chỉ cần có các tiêu chí nêu trên.
3. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Phá sản 2014 quy định về xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
- Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Phá sản 2014, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được xây dựng như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
- Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
- Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là gì ? Quy định về mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thế nào là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán? mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!