Mục lục bài viết
1. Thời gian xử lý ly hôn với người mất tích ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp yêu cầu tuyên bố một người mất tích và Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
"2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.".
Như vậy, Tòa án giải quyết việc tuyên bố mất tích trước, sau đó mới giải quyết yêu cầu xin ly hôn.
Thủ tục ly hôn sau khi đã có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án:
Trong trường hợp của bạn, nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc vợ/ chồng bạn còn sống hay đã chết thì bạn phải nộp đơn xin yêu cầu tuyên bố mất tích và yêu cầu ly hôn với vợ/ chồng bạn (người mất tích) tại Tòa án Nhân dân quận huyện nơi vợ/ chồng bạn đã cư trú cuối cùng. Hồ sơ gồm có:
1. Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích và yêu cầu ly hôn với người mất tích
2. Xác nhận của Công an khu vực nơi người mất tích cư trú cuối cùng
3. Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm người mất tích trên phương tiện thong tin đại chúng ở địa phương
4. CMND, hộ khẩu của hai vợ chồng (sao công chứng)
5. Đăng ký kết hôn bản chính. Nếu mất bản chính xin bản sao Đăng ký kết hôn, sao y bản chình từ Sổ hộ tịch tại UBND xã, phường nơi vợ chồng đã đăng ký kết hôn trước đây.
6. Bản sao Giấy khai sinh của các con.
7. Giấy tờ về tài sản như nhà đất, cổ phần, xe máy, xe ôtô…
Tòa án tiến hành giải quyết như sau:
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
+ Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa.
Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực thi hành.
Như vậy, thời gian ra quyết định ly hôn sẽ từ 4 đến 6 tháng.
2. Ly hôn khi không biết địa chỉ của chồng ?
1. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
- Bản sao giấy khai sinh của con.
2. Thời gian giải quyết
Theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.
3. Vấn đề nuôi con, trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
4. Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn
Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
3. Nhà chồng thiếu quan tâm vợ, có nên ly hôn ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, hiện nay bạn đang có một số mẫu thuẫn với chồng mà bản thân bạn không thể tự giải quyết được. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi thẳng thắn với chồng để giải quyết được mâu thuẫn và khúc mắc. Trong trường hợp mâu thuẫn gia đình không thể giải quyết được, mục đích của cuộc hôn nhân không thể đạt được, bạn có thể cùng chồng tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định tại điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
"Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Trong trường hợp chồng bạn không đồng ý ly hôn nhưng bạn cảm thấy thực sự cần thiết phải tiến hành thủ tục ly hôn thì bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Theo đó, bạn có thể gửi đơn đến tòa án để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trước khi quyết định có ly hôn hay không, bạn nên xem xét đến các yếu tố liên quan như quyền lợi của con, mâu thuẫn gia đình có thực sự trầm trọng đến mức phải quyết định ly hôn hay không...để đưa ra quyết định chính xác nhất.
4. Thẩm quyền giải quyết đơn xin ly hôn ?
Luật sư trả lời:
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên:
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."
Như vậy, bạn có thể gửi đơn lên Tòa an nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú hoặc làm việc để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn.
- Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn theo mẫu;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ, chồnng;
+ Các giấy tờ về tài sản chung vợ chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận vốn góp, cổ phiếu...
Ngoài ra, theo tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi về ngoại tình cụ thể: "Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ." Vì vậy, nếu bạn có thể chứng minh được vợ của bạn có hành vi ngoại tình trong thời gian hai vợ chồng sống ly thân thì vợ bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự nếu thuộc các trường hợp sau:
- Xử lý hành chính quy định tại Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP:
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Điều 182 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
5. Phân chia tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn.
Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về chia tài sản chung, gọi: 1900.6162
Luật sư trả lời:
Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên, tài sản của vợ, chồng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân vẫn được xác định là tài sản riêng của người được tặng cho. Cụ thể, đối với trường hợp của bạn, trong hợp đồng tặng cho giữa bạn và bố mẹ đã xác định tặng căn nhà cho một mình bạn chứ không phải cho cả hai vợ chồng; cho nên tài sản này được xác định là tài sản riêng của bạn. Do đó, căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi bạn ly hôn, căn nhà sẽ thuộc sở hữu của bạn và không phải phân chia cho vợ, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác :
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê