Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 có hiệu lực từ ngày 25/7/2015. trong đó tại khoản 4 đều 9 quy định "Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này không phải nộp các lệ phí sau: Lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng; Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm". đến điều 19 và điều 21 lại quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp phải có trách nhiệm hướng dẫn "việc không thu lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này". nhưng đến nay hai bộ này vẫn chưa hướng đẫn việc không thu lệ phí này. 

Vậy xin hỏi quý công ty, hiện nay khi người nông dân đi thực hiện chứng thực hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất để vay vốn Ngân hàng có phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng tại cơ quan chứng thực nữa hay không? 

Tôi xin chân thành cảm ơn! .

Người gửi: S.N

>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Cũng theo như bạn đã tìm hiểu, Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP có quy định về mức lệ phí thu khi chứng thực các hợp đồng, giao dịch, và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng cũng thuộc đối tượng chịu sự điều chỉnh của Thông tư liên tịch này. 

Tuy nhiên, mới đây Chính phủ có ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP , trong đó có quy định:

"Điều 9. Cơ chế bảo đảm tiền vay...

4. Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này không phải nộp các lệ phí sau: Lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng; Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm."

Vậy nên, trong khi các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn khác vẫn phải nộp lệ phí chứng thực như bình thường, thì chỉ có 7 trường hợp được miễn lệ phí, điều này căn cứ vào mục đích của việc vay vốn, quy định rõ trong Nghị định như sau:

"Điều 4. Các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

1. Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.

2. Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

3. Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp.

4. Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn.

5. Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

6. Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn.

7. Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ."

Do đó, nếu người nông dân đi thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng và dùng vào 1 trong 7 mục đích phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên thì sẽ được miễn lệ phí chứng thực hợp đồng, tuy nhiên nếu sử dụng vào mục đích khác thì vẫn phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết để việc thi hành quy định trên được thuận lợi hơn, nhưng hiện nay, sau khi Nghị định 55/2015/NĐ-CP được ban hành và đã có hiệu lực, thì quy định này đã có thể áp dụng trong thực tế để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất