Mục lục bài viết
1. Có được chuyển nhượng cổ phần khi chưa góp đủ vốn điều lệ ?
Luật sư tư ván luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Như vậy, tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, tổng giá trị mệnh giá cổ phần được đăng ký mua là 100 tỷ, tuy nhiên vốn đã góp chỉ là 9,8 tỷ.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014:
"1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua
3.Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này."
Căn cứ theo quy định này, công ty bạn đã không tiến hành góp đủ số vốn như đã đăng ký và cũng không tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá cổ phần đã được thanh toán đủ trong thời hạn pháp luật quy định. Việc xử phạt công ty bạn được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư quy định:
"Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký."
Theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về biện pháp khắc phục hậu quả: "c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này". Như vậy, công ty bạn sau khi nộp phạt thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, cổ phần (cụ thể là giảm vốn điều lệ) của các cổ đông cho đúng với số vốn đã góp (9,8 tỷ). Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, công ty bạn gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bạn đăng ký doanh nghiệp.
- Quyết định và bản sao hợp lệ của đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ
- Cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn
- Thông báo thay đổi tỷ lệ vốn góp (nội dung thông báo bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các giấy tờ chứng thực cá nhận của các cổ đông; vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi, thời điểm và hình thức giảm vốn; giấy tờ chứng thực cá nhân và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty)
- Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Về vấn đề chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông của công ty bạn chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác số cổ phần mà mình đã thanh toán, không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông sáng lập được thực hiện được thực hiện như trường hợp chuyển nhượng thông thường, do đã hết thời hạn bị hạn chế theo quy định tại khoản 4 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, bạn lưu ý, để được nhận chuyển nhượng cổ phần, doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật Đầu tư.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần: Các bên mua, bán chuyển nhượng cổ phần cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như:
- Giấy chứng nhận cổ phần của người bán;
- Hợp đồng mua bán cổ phần hợp lệ;
- Giấy đề nghị Chuyển nhượng hợp lệ (đối với chuyển nhượng cho công ty/doanh nghiệp);
- Giấy nộp tiền phí Chuyển nhượng và thuế thu nhập cá nhân tạm tính (đối với chuyển nhượng cho công ty/doanh nghiệp);
- Giấy chứng minh nhân dân (CMND)/ hộ chiếu hợp lệ hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (của hai bên mua bán chuyển nhượng cổ phần).
Sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần, doanh nghiệp tiến hành thay đổi đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận sự thay đổi về tỷ lệ cổ phần và thay đổi về cổ đông.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Chuyển nhượng cổ phần, thủ tục và những điều cần phải làm ?
Luật sư tư vấn:
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ không ghi trong giấy phép kinh doanh mà thủ tục này sẽ do các bên thỏa thuận theo các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần: Các bên mua, bán chuyển nhượng cổ phần cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như:
- Giấy chứng nhận cổ phần của người bán;
- Hợp đồng mua bán cổ phần hợp lệ;
- Giấy đề nghị Chuyển nhượng hợp lệ (đối với chuyển nhượng cho công ty/doanh nghiệp);
- Giấy nộp tiền phí Chuyển nhượng và thuế thu nhập cá nhân tạm tính (đối với chuyển nhượng cho công ty/doanh nghiệp);
- Giấy chứng minh nhân dân (CMND)/ hộ chiếu hợp lệ hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (của hai bên mua bán chuyển nhượng cổ phần).
Sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần, doanh nghiệp tiến hành thay đổi đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận sự thay đổi về tỷ lệ cổ phần và thay đổi về cổ đông (nếu có). Thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp được tiến hành theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 44. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp
1. Trường hợp công ty đăng kýthay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên, của các thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng kýkinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nộidung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã sốthuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa cómã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, sốChứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác quy định tại Điều 10 Nghị địnhnày hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
c) Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thànhviên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗithành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
d) Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điềulệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
đ) Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minhnhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợppháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh đượcủy quyền đối với công ty hợp danh.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi vốnđiều lệ công ty, kèm theo Thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này phải có Quyếtđịnh và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hộiđồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty; văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, muacổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tạiKhoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
3. Trường hợp Đại hội đồng cổ đôngthông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giaoHội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần, kèmtheo Thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có:
a) Quyết định và bản sao hợp lệ biênbản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phầnchào bán để tăng vốn điều lệ, trongđó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tụcđăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
b) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổphần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõnhững nội dung được sửa đổi trong Điều lệcông ty.
4. Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanhnghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác sau khi giảm vốn, kèm theo Thông báo phải có thêm báo cáo tài chính củacông ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
5. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng kýkinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp".
3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần thực hiện thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ không ghi trong giấy phép kinh doanh mà thủ tục này sẽ do các bên thỏa thuận theo các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. Nếu đây là cổ phần của cổ đông sáng lập thì anh sẽ phải tiến hành thực hiện quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập phải tuân theo các quy định của điều 119 Luật doanh nghiệp 2014.
Còn nếu như việc chuyển nhượng cổ phần dẫn đến công ty phải thay đổi cổ đông sáng lập thì công ty sẽ phải làm thủ tục thông báo theo điều 32 của Luật doanh nghiệp năm 2014 về việc có hành vi thay đổi này.
"Điều 32. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây:
a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
b) Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
3. Công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chínhtrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải có nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông nước ngoài là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng;
c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông nước ngoài là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trongcông ty;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty".
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục mua lại cổ phần trong công ty cổ phần ? và Các cách thức mua cổ phần trong công ty cổ phần?
4. Cách tính thuế thu nhập khi chuyển nhượng cổ phần ?
Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là chuyển nhượng chứng khoán. Theo đó, Thu nhập phát sinh từ hoạt động này được xác định như sau:
" a) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượngchứng khoán từng lần.
a.1) Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
a.1.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
a.1.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
b) Thuế suất và cách tính thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
=
Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần
x
Thuế suất 0,1%
Như vậy, khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần bạn cần nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất là 0.1% theo quy định nêu trên
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần ?
Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162
Trả lời:
Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp cũ năm 2005 (Vì trường hợp của bạn xảy ra trước thời điểm Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực).
Khoản 5 điều 84 Luật doanh nghiệp cũ năm 2005 quy định: " Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bị bãi bỏ."
Theo đó, việc chuyển nhượng cổ phần có điều kiện chỉ áp dụng với cổ đông sáng lập và trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Bạn có hỏi rằng: giám đốc chi nhánh, xí nghiệp có phải là chuyển nhượng có điều kiện không? Tôi xin trả lời bạn như sau: Nếu giám đốc chi nhánh, xí nghiệp của công ty bạn là cổ đông sáng lập đồng thời giữ các chức vụ quản lí đó thì thuộc đối tượng chuyển nhượng cổ phần có điều kiện còn nếu không phải là cổ đông sáng lập thì không thuộc đối tượng chuyển nhượng cổ phần có điều kiện. Tuy nhiên, hạn chế của việc chuyển nhượng cổ phần có điều kiện này chỉ áp dụng trong khoản thời gian ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Công ty bạn thành lập từ năm 2008 đến thời điểm bạn làm lại sổ đăng kí cổ đông ( năm 2013 ) là năm năm do đó mọi hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập đều đã bị bãi bỏ. Như vậy, bạn không cần điền thông tin vào mục chuyển nhương có điều kiện khi làm lại sổ đăng kí cổ đông.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê