Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn:
1. Hộ kinh doanh là gì?
Đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ là chủ hộ. Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản do các thành viên của hộ cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho chung và các tài sản khác do các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Trong trường hợp tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm.
Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”. Trong thực tế cuộc sống, bạn có thể bắt gặp rất nhiều hình thức kinh doanh với quy mô khác nhau, từ những hàng ăn, quán nước trên
Theo quy định pháp luật hiện hành, bạn có thể tự mình thành lập hộ kinh doanh hoặc cùng với các cá nhân khác thành lập hộ kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, bạn và các cá nhân cùng thành lập hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau để được phép thành lập hộ kinh doanh:
- Phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc;
- Phải không thuộc các đối tượng bị cấm góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân; và
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Trong trường hợp bạn đã thỏa mãn các điều kiện bên trên, bạn sẽ thực hiện theo trinh tự, thủ tục như sau để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
2. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính - Kế hoạch/ Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép.Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.
3. Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Nội dung của Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
Theo quy định, tên hộ kinh doanh bao gổm hai thành tố là loại hình “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, z, w, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Pháp luật không cho phép sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh và tên riêng hộ kinh doanh cũng không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
+ Số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Số vốn kinh doanh;
+ Số lao động;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp thẻ căn cước công dân hoặc giấy CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập; và
- Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan đăng ký tại địa phương, bạn còn có thể phải nộp kèm hợp đổng thuê nhà/mặt bằng giữa bạn (hoặc các cá nhân cùng thành lập hộ kinh doanh) và chủ nhà trong bộ hổ sơ để chứng minh cho thông tin về địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh của bạn.
Bước 2: Bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyển sẽ xem xét hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của bạn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
- Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật; và
- Bạn đã nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
4. Đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Căn cứ điều 91 Nghị định 01/2021 NĐ-CP quy định về tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
“Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
2. Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh.”
Trong trường hợp bạn muốn tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh một thời gian từ 30 ngày trở lên nhưng không muốn chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh, bạn có thể cân nhắc thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh. Theo quy định pháp luật thời hạn tạm ngừng kinh doanh sẽ không quá 01 năm. Trình tự thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn gửi thông báo bằng văn bản cho Phòng Tài chính - Kê' hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận hổ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận vể việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Bước 2: Đổng thời với việc nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bạn nộp phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
- Lý do tạm ngừng kinh doanh; và
- Họ, tên, chữ ký của chủ hộ kinh doanh.
Nếu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà hộ kinh doanh của bạn không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hổ sơ quyết toán thuế năm.
5. Đăng ký chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
Căn cứ Điều 92 Nghị định 01/2021 NĐ-CP quy định về chấm dứt hộ kinh doanh như sau:
“Điều 92. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
1. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
b) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.”
Nhu cầu đăng ký giải thể hộ kinh doanh không chỉ xảy ra trong trường hợp bạn quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình mà còn xảy ra trong trường hợp bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh và thành lập cho mình một doanh nghiệp. Khi đó bạn cần sẽ phải chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh trước khi thực hiện các thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đẩy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Hộ kinh doanh của bạn trước hết cần phải thanh quyết toán hết toàn bộ các khoản nợ thuế còn tổn đọng với Cơ quan thuế quản lý hộ kinh doanh của bạn. Đây là điều kiện bắt buộc để bạn được phép chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh và đóng mã số thuế của hộ kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh, bạn sẽ gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh. Hồ sơ gồm những tài liệu sau:
- Vàn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT theo mẫu; và
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc).
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hố sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi cho người nộp thuế. Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế về trạng thái “người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế’ trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh.
Cơ quan thuế cũng sẽ ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hộ kinh doanh hoàn thành nghĩa vụ về thuế. Sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hoạt động kinh doanh, mã số thuế của cá nhân đại diện hộ kinh doanh vẫn được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế cho cá nhân.
Bước 3: Sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế, bạn chuẩn bị hổ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh gồm các tài liệu sau và gửi đến Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; (theo mẫu Nhà nước quy định); và
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Bạn phải trả lệ phí cho việc đăng ký chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.