Trả lời:
Những vấn đề pháp lý nào bạn phải thực hiện khi tiến hành hoạt động đầu tư?
Tại khoản 1, Điều 3 Luật đầu tư số 59/2005/QH11 (thay thế bởi: Luật đầu tư năm 2020) quy định: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục, trình tự... đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Sau khi dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp phải mở tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động của dự án, kể cả việc chuyển tiền từ nước ngoài để góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay (trong trường hợp vay nước ngoài) của dự án.
Đầu mối liên hệ là UBND địa phương, nơi dự án dự kiến thành lập.
Có rất nhiều vấn đề pháp lý phải quan tâm cũng như tuân thủ khi tiến hành hoạt động đầu tư. Về phía bạn, do đây là lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam nên cần phải tiến hành thủ tục đăng ký hay thẩm tra đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền tại Việt Nam để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam (căn cứ theo Điều 46 Luật đầu tư 2005; Điều 44 Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư)
1. Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư & UBND Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, làm thủ tục đăng ký-cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm 02 phần: hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( theo mẫu)
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp
- Nhà đầu tư chọn một trong các loại hình dưới đây:
– Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài;
– Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
– Thành lập Công ty Cổ phần;
– Thành lập Công ty Hợp danh;
– Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
*. Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ hồ sơ
3. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc (thông báo cho chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
- Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Về ưu đãi đầu tư:
Điều 32 Luật đầu tư quy định:
“Điều 32. Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.”
Như vậy, điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu tư ( ví dụ như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu; ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước...) phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật đầu tư 2005 và các văn bản có liên quan. Các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại Nghị định108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Cụ thể như sau:
- Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (gọi tắt là Danh mục A)
- Lĩnh vực ưu đãi đầu tư (gọi tắt là Danh mục B)
- Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư (gọi tắt là Vùng 1)
- Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư (Gọi tắt là Vùng 2)
Do đó, để biết được công ty bạn được hưởng những ưu đãi đầu tư nào thì bạn cần đối chiếu lĩnhvực đầu tư, địa bàn đầu tư của công ty mình với Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư được đính kèm Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
Chẳng hạn như, theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Tam Nông - Đồng Tháp là địa bàn ưu đãi đầu tư - có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, nếu công ty bạn thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn này thì sẽ được hưởng những ưu đãi sau:
+ Được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh (khoản 3, điều 34 của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP)
+ Được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
1. Các dự án thuộc diện đăng ký đầu tư
Đối với nhà đầu tư trong nước
Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Dự án đầu tư có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2. Nội dung và thủ tục đăng ký đầu tư.
Chia thành 02 dạng sau:
2.1. Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế.
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài không gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý (Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu Kinh tế) gọi chung là cơ quan nhà nước quản lý đầu tư, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
2.2 Hồ sơ đăng ký đầu tư trong trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
Trong trường hợp đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài có gắn với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước quản lý đầu tư, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (tham khảo Phần Đăng ký kinh doanh);
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quan nhà nước quản lý đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Thủ tục đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Để tìm hiểu cụ thể hơn nữa về các thủ tục và quy định về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu tại những văn bản pháp luật như trên. Chúc bạn và công ty thành công. Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty liên doanh có 49% vốn nước ngoài?