Theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại thì ữọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài đồng thời thoả thuận trọng tài đó không vô hiệu. Tuy nhiên, khi vụ tranh chấp đã được trọng tài thụ lí giải quyết, một trong các bên có thể cho rằng giữa các bên không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được hoặc hội đồng trọng tài đó không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Vì vậy, theo Điều 43 Luật trọng tài thương mại, trước khi xem xét nội dung của tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một trong các bên về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận ttọng tài vô hiệu thì hội đồng trọng tài xem xét, quyết định. Hội đồng trọng tài có thể ra quyết định về việc trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó hoặc không có thẩm quyền giải quyết ữanh chấp đó. Nêu không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của hội đồng trọng tài, các bên có quyền yêu cầu tòa án xem xét lại quyết định của hội đồng ttọng tài.

Đơn yêu cầu phải có những nội dung quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các bản sao đơn kiện, thoả thuận ttọng tài của hội đồng ttọng tài có chứng thực hợp lệ. Bên có yêu cầu đồng thời phải thông báo việc gửi đơn yêu Cầu tòa án xem xét quyết định trọng tài cho hội đồng trọng tài.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, chánh án tòa án giao cho một thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao, thẩm phán phải xem xét, quyết định. Tuy Luật trọng tài thương mại không quy định cụ thể về thủ tục xem xét lại quyết định của hội đồng ttọng tài về xem xét thoả thuận ttọng tài nhưng để đảm bảo cho việc giải quyết yêu cầu được chính xác, khách quan, khi cần thiết, thẩm phán có thể yêu càu các đương sự, hội đồng trọng tài làm rõ các vấn đề trong hồ sơ. Tòa án phải mở phiên họp với sự tham gia của đại diện viện kiểm sát, các bên đương sự để giải quyết yêu cầu. Tòa án có thể ra quyết định hội đồng trọng tài có hoặc không có thẩm quyền giải quyết vụ ừanh chấp đó. Quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự, trọng tài thương mại về khiếu nại quyết định của hội đồng trọng tài cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê