1. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng

Trên thế giới, để đưa được thuế giá trị gia tăng vào áp dụng ưong thực tế khôhg dễ dàng thực hiện. Nhiều quốc gia phát triển cho đến nay vẫn không ban hành Luật thuế giá trị gia tăng với nhiều lí do khác nhau, Hoa Kỳ là một đại diện. Một số quốc gia ban hành Luật thuế doanh thu nhưng với nội dung đánh thuế trên phần giá trị mới tăng thêm, như Liên bang Đức, Phần Lan, Áo. Một số quốc gia như Singapore, Canada, New Zeland ban hành Luật thuế hàng hoá và dịch vụ (Goods and Services Tax - GST) với quan điểm cho rằng nếu ban hành luật thuế giá trị gia tăng sẽ không phù họp khi tính tới khâu nhập khẩu. Hoặc trường hợp Hungary thay Luật thuế lưu chuyển cũ (với nội dung đánh thuế trền giá cả hàng hoá) bằng Luật thuế lưu chuyển mới (với nội dung đánh thuế theo phần giá trị tăng thêm). Sự lựa chọn ban hành luật thuế ở các quốc gia khác nhau cho thấy: cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn thời điểm, tên gọi của luật thuế, các quy định cụ thể để không gây ra những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội.

Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng kí, kê khai, nộp thuế, quản lí và quyết toán thuế giá trị gia tăng.

Ở Việt Nam, Luật thuế giá ttị gia tăng thay thế Luật thuế doanh thu được ban hành và áp dụng từ năm 1990 đến 1998, xuất phát từ một số lí do cơ bản:

Thứ nhất, việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng giải quyết tình trạng đánh chồng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng hoá.

Thứ hai, áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng vớr quy định thuế suất đơn giản, đảm bảo ở mức độ tương đối về tính đơn giản và tính trung lập của thuế.

Thứ ba, Luật thuế giá trị gia tăng với những điều kiện và phương pháp tính thuế không chỉ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của đối tượng nộp thuê mà còn là biện pháp chông gian lận, ttôn lậu thuê ở các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Pháp luật thuê giá trị gia tăng có hai đặc điêm cơ bản:

Thứ nhất, pháp luật thuế gia ttị gia tăng có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả đối tượng trong xã hội. Xuất phát từ nội dung được pháp luật điều chỉnh cho thấy pháp luật thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vụ đời sống. Phạm vi áp dụng pháp luật thuế giá ưị gia tăng có tính phổ biến so vói pháp luật thuế tiêu dùng khác.

Thứ hai, pháp luật thuế giá trị gia tăng chỉ có thể được ban hành khi các đỉều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định. Những điều kiện chủ yếu ở đây là các tiêu chuẩn về kế toán, chế độ chứng từ hoá đơn và khả năng quản lí của chính các cơ quan tham gia quản lí, thu thuế giá trị gia tăng. Điều này lí giải việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng ở một quốc gia cân phải được xem xét đến nhiều yếu tố; một số trường hợp, việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng kèm theo đó là khoảng thời gian dài, đủ hội tụ điều kiện áp dụng.

Quy phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng quy định về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng, các quyền và nghĩa vụ đối với mỗi loại chủ thể; những căn cứ pháp lí xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp vạ quy định mang tính thủ tục đảm bảo các chủ thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Về vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng và xử lí vi phạm pháp luật thuế giá ưị gia tăng, pháp luật một số quốc gia cố thể quy định ngay trong Luật thuế giá trị gia tăng nhung cũng cố thể được quy định trong một vãn bản pháp luật quy định chung về xử 11 vi phạm pháp luật thuế. Ờ Việt Nam, xử lí vi phạm pháp luật thuế giá ttị gia tăng từ 2008 trở về trước được ghi nhận ngay ttong Luật thuế giá ttị gia tăng. Hiện nay, Luật quàn lí thuế quy định vấn đề này.

2. Yêu cầu đối với pháp luật thuế giá trị gia tăng

Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng được coi là bước đột phá ttong quá trình cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế. Để đảm bảo tính hiệu quà, pháp luật thuế giá trị gia tăng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định và tính khả thi. Thuế giá tộ gia tăng là loại thuế phức tạp, các vấn đề có liên quan đến thuế giá trị gia tăng được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, với hiệu lực pháp lí khác nhau, mức độ điều chỉnh trực tiếp hay gián tiếp khác nhau. Tất cả sự khác nhau này chỉ có thể là khác nhau về trật tự áp dụng nhưng về nội dung phải đảm bảo tính thống nhất; phù hợp với thực tế đời sống kinh kinh tế, có tính ổn định, tạo niềm tin cho các chủ thể kinh doanh.

- Đảm bảo tính đơn giản trong quá trình áp dụng. Tính đơn giản thể hiện ờ nhiều khía cạnh khác nhau:

+ Đơn giản về cách hiểu, áp dụng đối với cơ quan quản lí, thu thuế;

+ Đơn giản về cách hiểu, tuân thủ đối với đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng;

+ Đơn giản về trình tự thủ tục trong suốt quá trình quản lí và chịu sự quản lí về thuế giá trị gia tăng.

- Hệ thống pháp luật thuế giá trị gia tăng cần hướng tới người nộp thuế. Thể hiện yêu cầu này, những quy định về việc kê khai, nộp thuê phải thể hiện sự tôn trọng người nộp thuế: tối đa hoá cơ hội tự kê khai, tự nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, đối với trường hợp vi phạm, quy định các chế tài thực sự nghiêm khắc: bao gồm chế tài hành chính với mức phạt cao; che tài hình sự áp dụng đối với nhiều loại hành vi vi phạm khác nhau.

3. Lịch sử ra đời thuế giá trị gia tăng ở thế giới

Phương thức thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của hàng hóa được áp dụng đầu tiên ở Pháp vào năm 1954. Từ năm 1968, Pháp mở rộng diện áp dụng loại thuế này đối với dịch vụ. Do có ưu thế là việc thu thuế không gây ra tình trạng đánh thuế trùng lặp nên thuế giá trị gia tăng (tiếng Anh là Value Added Tax - Viết tắt: VAT) ngày càng được nhiều nước áp dụng. Năm 1977, Cộng đồng châu Âu ra Nghị quyết số 06 về hoàn thiện cơ chế thu thuế giá trị gia tăng và xem việc áp dụng nó là điều kiện để gia nhập cộng đồng. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng loại thuế này. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 nước áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng triển khai áp dụng loại thuế này (Liên bang Nga tháng 01.1992; Bungari tháng 4.1994; Cộng hòa Séc tháng. 01.1993; Mông Cổ tháng 5 năm 1993; Ucraina tháng 01.1992...).

Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX ở Việt Nam đã triển khai nghiên cứu việc áp dụng thuế giá trị gia tăng. Để khắc phục nhược điểm của chế độ thuế doanh thu, ngày 10.5.1997, Quốc hội khóa IX tại kì họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.1999. Từ đó, thuế giá trị gia tăng được áp dụng thay thuế doanh thu.

Về bản chất kinh tế, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Khác với thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng được thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Phần giá trị tăng thêm (gia tăng) của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là phần chênh lệch lớn hơn giữa giá đầu ra với giá trị đầu vào (giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ). Giá đầu vào và giá đầu ra được xác định theo phương thức mà pháp luật quy định.

Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các hàng hóa được quy định như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến, sản phẩm muối...).

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế giá trị gia tăng được pháp luật quy định cụ thể phương thức xác định.

Việc tính thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập từ các nguồn trên internet)