Mục lục bài viết
1. Khái niệm thuyết pháp quyền tự nhiên
Thuyết pháp quyền tự nhiên là học thuyết chủ trương có một thứ pháp luật tự nhiên điều chỉnh quan hệ giữa người và người khi con người tồn tại trong trạng thái tự nhiên.
Từ năm 500 trước Công nguyên, nhà triết học Heraclitus đã cho rằng: Tất cả các luật của con người đều được nuôi dưỡng bởi luật của thánh thần. Luật của thánh thần thống trị trong phạm vi nó muốn, đủ cho tất cả, trường tồn và trên tất cả. Nghĩa là ngoài vô vàn luật của con người, có một luật cao hơn, phổ biến và độc lập với lý trí của con người. Luật này là vĩnh hằng và là cơ sở, là chuẩn mực cao nhất để điều chỉnh luật của con người. Nhận xét mang tính ẩn dụ này chứa đựng những hạt giống đầu tiên của pháp quyền tự nhiên: Luật của con người không đơn thuần là sản phẩm của quy ước hay các quan hệ quyền lực vì luật chỉ đúng và hợp lý khi hài hòa với tự nhiên.
Ciceron là người đầu tiên trình bày rõ ràng về pháp quyền tự nhiên. Ông cho rằng: “Có một luật thực sự trong thực tế – gọi là lý trí đúng đắn – phù hợp với tự nhiên, phổ biến trong tất cả các sinh vật, không thay đổi và không diệt vong. Làm cho luật này mất hiệu lực bằng cách lập pháp, về mặt đạo đức là không đúng hay hạn chế ảnh hưởng của nó là không thể chấp nhận được và xóa bỏ nó hoàn toàn là không thể”. Điều đó có nghĩa là con người có các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng được. Người sở hữu quyền này không thể từ bỏ nó, dù tự nguyện hay không tự nguyện và không một người, một nhóm người hoặc một thể chế nào có thể tước đoạt những quyền tự nhiên đó.
Theo học thuyết này, pháp luật cũng như nhà nước không phải do chúa Trời tạo ra mà đó là do con người cùng nhau có sự thoả thuận xã hội mà làm ra. Trước khi có nhà nước và pháp luật, con người tồn tại trong trạng thái tự nhiên. Và trong trạng thái tự nhiên đó, con người có tự do, bình đẳng và cả sở hữu tư nhân do lao động cá nhân tạo ra.
Ngay trong trạng thái tự nhiên, con người đã có lí trí và đó là điều con người khác với loài vật khác. Trạng thái tự nhiên ở con người làm phát sinh nguyện vọng được giao tiếp bắt nguồn từ bản tính tự nhiên của con người. Nhà lí luận xuất sắc đầu tiên của trường phái pháp luật tự nhiên là nhà tư tưởng
Hà Lan Gugô Grôxi (1583-1645), trong tác phẩm nổi tiếng “Bàn về pháp luật của chiến tranh và hoà bình" (1625) ông viết trong thời kì sống lưu vong ở Pháp, trong đó Groxi đã trình bày những luận điểm cơ bản của ông về học thuyết pháp quyền tự nhiên. Pháp quyền tự nhiên xuất phát từ bản tính và lí trí của con người, trong đó có sự hướng tới “sự giao tiếp bình thường và do ý chí chỉ đạo của con người với đồng loại. Grôxi phân biệt pháp quyền tự nhiên với pháp luật thực định của các nhà nước, Pháp luật thực định phải phù hợp với những đòi hỏi của pháp quyền tự nhiên và đối lập những đòi hỏi của pháp quyển tự nhiên với các quy định pháp luật thực định của nhà nước phong kiến đương thời có tác dụng như một kích thích tố phê phán pháp luật phong kiến và cả chế độ phong kiến nói chung. Ông đưa ra đòi hỏi phải thiết lập pháp luật mới đáp ứng quy luật lí trí. Quan điểm của Grôxi về nhà nước và pháp luật như hướng mọi người nhìn nhà nước và pháp luật, theo nhận xét của Mác, Ănghen "bằng đôi mắt người", để tìm ra bản chất của nhà nước và pháp luật từ lí trí chứ không phải từ tôn giáo và kinh thánh,
Jôn Lôckơ - nhà tư tưởng tiêu biểu người Anh thế kỉ XVII cũng chủ trương thuyết pháp quyển tự nhiên, Theo Lôckơ trạng thái tự nhiên mà con người đã từng sống trong đó là một vương quốc tự do và bình đẳng, tự do và bình đẳng là cái chủ yếu đặc trưng cho đời sống con người ở trạng thái tự nhiên. Nhưng trong trạng thái tự nhiên mỗi người là một ông vụa cô độc của chính mình, tự điểu khiển, chỉ phối một cách tự do cá nhân mình cũng như tài sản của mình. Theo ông, mặc dù có sự hữu ái và hoà bình trong trạng thái tự nhiên, các quyển này của con người đã không được bảo đảm chắc chắn. Để tránh tranh cãi và đảm bảo các quyền tự nhiên, mọi người đã có Sự giao ước chung về việc thành lập nhà nước để bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, thiết lập pháp luật để tạo lập và bảo vệ sở hữu tư nhân vốn thuộc bản tính muôn đời và bất biến của con người. Nếu có sự vi phạm quyền tự nhiên của con người thì thoả thuận xã hội coi như bị bãi bỏ, nhân dân trở lại trạng thái tự nhiên và có quyền thiết lập chính phủ mới.
Học thuyết chính trị của Lôckơ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của tư tưởng chính trị tư sản, đặc biệt phổ biến là thuyết về quyền tự nhiên không thể bị tước bỏ của con người, được các nhà tư tưởng cách mạng Mĩ như Jefơxơn sử dụng cũng như sau đó được đưa vào "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp 1789". Tư tưởng của Grôxi và Lôckơ và của nhiều nhà tư tưởng tư sản khác về pháp quyền tự nhiên là sự dọn đường về mặt ý thức hệ cho các cuộc cách mạng sẽ nổ ra nhằm lật đổ ách thống trị chuyên chế của giai cấp phong kiến, quý tộc để đưa một giai cấp mới lên cầm quyền, thống trị xã hội - giai cấp tư sản.
Bản chất giai cấp của học thuyết pháp quyền tự nhiên bộc lộ ra rất rõ, khi, dù được bất kì nhà tư tưởng nào phát ngôn, họ đều luôn nhấn mạnh, đặt thành nhiệm vụ cho pháp quyền tự nhiên là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân.
2. Các học thuyết pháp quyền tự nhiên
Quan niệm về pháp quyền tự nhiên không phải là ý tưởng đơn nhất mà là một chuỗi các quan điểm với cách tiếp cận khác nhau. Theo đó, có trường phái chính là:
- Trường phái truyền thống
- Trường phái hiện đại
3. Trường phái truyền thống
Trường phái truyền thống bắt đầu từ các nhà tư tưởng cổ đại như Plato, Aristotle và Ciceron cũng như các nhà lý luận Thiên Chúa giáo như Saint Paul và đặc biệt là Thomas Aquinas. Trường phái này cho rằng quyền công dân là gốc của mọi quyền khác. Quyền tự nhiên chỉ là quyền phái sinh của quyền công dân vì chỉ khi là công dân, con người mới được hưởng các quyền đó. Những quyền đó không tồn tại trong trạng thái dã man, nơi con người không được bảo vệ và vì không được bảo vệ nên các quyền đó không tồn tại. Vì vậy, con người cần luôn ý thức được mình là công dân, gắn với cộng đồng. Nhờ có mối liên hệ với cộng đồng, con người trở thành công dân và có các quyền.
Pháp quyền tự nhiên truyền thống dựa trên ba nguyên tắc:
+ Nguyên tắc quyền lực công cộng: Luật cần bao gồm và phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Luật chỉ mang tính bắt buộc khi phù hợp với ý chí của nhân dân. Nhà nước chỉ chiếm được ưu thế khi dựa vào ý chí của nhân dân và nhờ đó mà trở thành pháp quyền.
+ Nguyên tắc lãnh đạo: Con người sống trong xã hội gồm nhiều người khác là một điều tự nhiên và cần có những phương tiện để quản lý các nhóm. Ở nơi nào có nhiều người và mỗi người đều chăm chút cho lợi ích riêng thì đám đông dân chúng có thể bị phá vỡ và phân tán trừ khi có một chủ thể quan tâm duy trì cái thuộc lợi ích chung của tất cả các thành viên.
+ Nguyên tắc phụ thuộc: Nhà nước nên để các tổ chức tự hoạt động và hỗ trợ các cá nhân và các nhóm hành động vì các mục tiêu và cam kết họ lựa chọn. Các tổ chức xã hội có các chức năng riêng nên hoạt động của chúng độc lập và không bị can thiệp trong chừng mực chúng không phá vỡ các mục tiêu chung. Giáo Hoàng Pius XI đã bảo vệ nguyên tắc này: “Thật sai lầm khi lấy đi của các cá nhân và trao cho một cộng đồng cái mà các cá nhân có thể làm… Trong bản chất sâu xa của nó, mục tiêu đúng đắn của tất cả các hoạt động xã hội là giúp đỡ các thành viên trong cơ thể xã hội chứ không bao giờ phá hủy hay bỏ rơi họ”.
4. Trường phái hiện đại
Trường phái hiện đại cho rằng các quyền tự nhiên (quyền con người) là gốc của mọi quyền. Con người tham gia vào cộng đồng để bảo vệ các quyền đó. Cách tiếp cận này dẫn tới chủ nghĩa tự do với ảnh hưởng của nhiều nhà tư tưởng như Hugo Grotius, Samuel Pufendoft và nhiều nhà triết học khác, trong đó, người có ảnh hưởng lớn nhất là John Locke.
Hugo Grotius đã hợp lý hóa pháp quyền tự nhiên căn cứ vào những nguyên tắc về quyền của lý trí, khế ước và trở thành người sáng lập ra thuyết pháp quyền tự nhiên hiện đại. Ông đã tạo ra khoảng không gian rất rộng cho hành động của các cá nhân mà nhà nước không được can thiệp. Sự vận hành của khoảng không gian đó là do sự chủ động và sáng kiến của người dân và hiệu quả phụ thuộc vào tính tự giác của những người tham gia.
Xpinoda sau đó cho rằng, xã hội được tạo lập bằng cách thỏa thuận về việc chuyển giao sức mạnh và quyền của mỗi người sang xã hội nói chung. Nhà nước ra đời và chức năng đầu tiên của nhà nước là bảo vệ các quyền tự do có hạn chế của con người. Nhà nước buộc con người phải sống theo các quy luật của lý trí. Ngoài chức năng đó ra, nhà nước nên hạn chế can thiệp vào các hoạt động khác của con người.
Từ những nội dung trên, có thể thấy rằng cả hai trường phái về thuyết pháp quyền tự nhiên đều cho rằng nhà nước khi được ủy quyền phải bảo đảm cho những người ủy quyền cả các quyền con người và quyền công dân. Trong đó, quyền con người là quyền tự nhiên vốn có của con người và không thể bị tước đoạt bởi bất kỳ chủ thể nào. Còn quyền công dân được xem xét trong mối quan hệ với nhà nước, nghĩa là chỉ những ai là công dân mới có các quyền đó và quyền đó không dành cho người không phải là công dân, bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, là công dân của một quốc gia khác hay đang sinh sống ở một quốc gia khác. Quyền công dân có thể khác nhau trong các quốc gia khác nhau. Quyền này không chỉ bao gồm sự áp đặt của những người ủy quyền đối với nhà nước mà đó là một khối các lợi ích và cả những gánh nặng mà những người lập ra cộng đồng chính trị đó chia sẻ và chấp nhận. Trong khi đó, quyền con người được thừa nhận chung trong mọi quốc gia và cộng đồng.
Tuy xuất phát từ hai cách tiếp cận nhưng cả trường phái truyền thống và hiện đại về pháp quyền tự nhiên đều khẳng định rằng nhà nước phải phụ thuộc vào các chuẩn mực dựa trên tự nhiên và thừa nhận tồn tại một khoảng không gian ngoài nhà nước, nơi người dân có thể tự do hoạt động để phục vụ những lợi ích và nhu cầu của mình. Tuy nhiên, pháp quyền tự nhiên nói chung ngoài việc quan tâm đến sự phân biệt giữa nhà nước và lĩnh vực công cộng còn nhấn mạnh trách nhiệm đi đôi với các quyền từ cả hai phía nhà nước và xã hội công dân. Nói cách khác, pháp quyền tự nhiên coi nghĩa vụ qua lại giữa những con người là vô điều kiện đồng thời nhấn mạnh vào phẩm hạnh của con người và nghĩa vụ của người công dân.
Những tư tưởng về học thuyết pháp quyền tự nhiên đã phản bác lại và đập tan thuyết thần quyền đã tồn tại nhiều năm suốt thời Trung cổ với quan niềm thần tháng về ngôi vua, về quyền lực vô song, không tranh cãi của nhà nước và nhà thờ. Cùng với nhiều tư tưởng tiến bộ đương thời, tư tưởng pháp quyền đã thôi thúc nhân dân làm cách mạng để giành lại tự do, nhân phẩm của họ bị tước mất bấy lâu nay. Bên cạnh đó, vấn đề nhà nước pháp quyền còn có tính cách mạng triệt để, là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà tư tưởng tiến bộ sau này, đồng thời là nên tảng tư tưởng cho việc thiết kế nên các bản hùng văn mang tính tuyên ngôn của nhiều quốc gia. Ngoài ra, vấn đề nhà nước pháp quyền cũng thể hiện tính nhân văn cao cả, đặt niềm tin tuyệt đối vào con người, vào những thể chế, thiết chế do con người thiết lập nên thông qua việc cam kết ký với nhau một “khế ước” khi tham gia vào xã hội chính trị – xã hội dân sự; đặt quyền lực của nhân dân cao hơn quyền lực nhà nước, cho rằng quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác, trao quyền.
5.Ý nghĩa của thuyết pháp quyền tự nhiên
Ý nghĩa, giá trị xã hội tích cực của học thuyết pháp quyền tự nhiên được nhiều người thừa nhận và cho đến nay tính đa nguyên, nhiều màu sắc chính trị của nội dung tư tưởng với nhiều trường phái khác nhau của học thuyết này thể hiện rất rõ nét. Các nhà tư tưởng chủ trương thuyết pháp quyền tự nhiên hoàn toàn không có cái nhìn thống nhất đối với pháp quyền tự nhiên, nhất là trong việc xác định tính chất, lí do tồn tại và cả mối quan hệ của thứ pháp quyền này với pháp luật thực định của xã hội đương thời, và có tình hình đó là do cách nhìn của từng nhà tư tưởng bị chi phối bởi lập trường chính trị của họ đối với chế độ đương thời lấy con người trong trạng thái tự nhiên làm xuất phát điểm, từ bản chất con người nói chung, từ “tinh ngườf, nhân tính của con người. Xét về mặt này, quan niệm về pháp quyền tự nhiên có ý nghĩa tích cực không thể phủ nhận về mặt nhận thức luận mà cả trong việc xem xét hệ thống pháp luật thực định của một quốc gia. Trong trường hợp đó, hình dạng của pháp quyền tự nhiên có giá trị của một thứ vật thực giúp cho việc nhận dạng, kiểm nghiệm tính người, hay như ngày nay vẫn thường được nói đến: quyền con người toát lên từ hệ thống pháp luật thực định nhất định.