Tăng giảm cỡ chữ:

Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản theo quy định pháp luật hiện hành

Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh này là gì? Luật Minh Khuê xin giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý:

Luật Xuất bản năm 2012

Luật Báo chí năm 2016;

Nghị định 119/2020/NĐ-CP

1. Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản

1.1. Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản

- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Có trình độ đại học trở lên;

- Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:

- Có chứng chỉ hành nghề biên tập;

- Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản

2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản

Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;

- Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;

- Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;

- Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

- Ký hợp đồng liên kết xuất bản trước khi ký quyết định xuất bản;

- Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;

Việc ký bản thảo được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT như sau:

Điều 5. Hướng dẫn ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 18 Luật xuất bản

1. Bản thảo in trên giấy thông thường; bản thảo in trên giấy can, trên phim; bản thảo điện tử (bao gồm nội dung xuất bản phẩm, thông tin ghi trên xuất bản phẩm, bìa sách nếu là sách in) phải được biên tập viên và tổng biên tập thực hiện biên tập hoàn chỉnh trước khi trình giám đốc hoặc tổng giám đốc nhà xuất bản để ký duyệt đưa in.

2. Cách thức ký duyệt bản thảo của giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản:

a) Đối với bản thảo của xuất bản phẩm là sách được in trên giấy thông thường, giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản ký tên, đóng dấu vào bìa 1, bìa 4 và trang ghi số xác nhận đăng ký xuất bản hoặc ký tên vào phiếu duyệt bản thảo đã có đủ chữ ký của tổng biên tập, biên tập viên nhà xuất bản trên phiếu duyệt và phải đóng dấu giáp lai phiếu duyệt với bản thảo;

b) Đối với bản thảo của xuất bản phẩm không phải là sách được in trên giấy thông thường, trên giấy can, trên phim và bản thảo điện tử, giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản ký tên vào phiếu duyệt bản thảo sau khi có đủ chữ ký của tổng biên tập và biên tập viên nhà xuất bản trên phiếu duyệt bản thảo.

- Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;

- Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;

- Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

- Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng biên tập

Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;

- Tổ chức biên tập bản thảo;

- Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;

- Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản

- Bảo đảm các điều kiện sau:

+ Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

+ Có người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

+ Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất bản sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản.

- Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà xuất bản.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền.

- Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 195/2013/NĐ-CP

Điều 9. Chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản

1. Việc chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản là tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập thực hiện như sau:

a) Trước khi bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị chấp thuận bổ nhiệm; sơ yếu lý lịch của nhân sự dự kiến bổ nhiệm; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc); bản sao chứng chỉ hành nghề biên tập của nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng biên tập;

b) Trước khi miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có văn bản đề nghị chấp thuận miễn nhiệm, cách chức gửi Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cơ quan chủ quản nhà xuất bản xem xét miễn nhiệm, cách chức đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản khi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về hoạt động xuất bản.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng.
5 sao của 1 đánh giá

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Cảm ơn bạn đã nhận xét!

Like fanpage Luật Minh Khuê để nhận tin mới mỗi ngày
Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT Liên hệ qua Facebook Messenger Liên hệ qua Email
Mở Đóng