Mục lục bài viết
1. Khái niệm tình huống
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
2. Phân loại tình huống
- Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể thì có thể chia thành:
+ Tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài làm chủ thể cảm thấy bế tắc, không lối thoát.
Ví dụ: Người chồng thường xuyên ngày này qua ngày khác có hành vi ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn người vợ trong gia đình làm người vợ luôn phải sống trong tình trạng bức xúc. căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó. hành vi này lại lặp lại dần đến việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại và có hành vi giết chết người chồng.
+ Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng.
Ví dụ: Người phạm tội đi công tác về bất ngờ chứng kiến cảnh vợ đang ngoại tình trong nhà đã không kiềm chế được và thực hiện hành vi giết vợ.
+ Tình huống dễ dàng, thuận lợi.
Ví dụ: Người phạm tội tình cờ đi ngang qua nhìn thấy chủ tài sản đã sơ hở để xe máy trên vỉa hè mà không khoá xe máy, chìa khoá vẫn cắm ở ổ khoá nên nảy sinh lòng tham và đã có hành vi trộm cắp xe máy.
* Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên và tình huống do hành vi con người tạo ra.
+ Tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên (như do bão, lũ lụt, động đất, núi lửa, sóng thần...). Ví dụ: Bão đã đánh sập ngôi nhà dân trong khi chủ nhà không có mặt ở đó, một số người khác đã nhân cơ hội này có hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu.
+ Tình huống do con người tạo ra. Ví dụ: Người phạm tội đã giả danh đại diện của công ti xuất khẩu lao động tiếp xúc với những người có nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đào và chiếm đoạt tiền của họ.
3. Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đỏng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Một số tình hủống đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Ví dụ: Hành vi ngoại tình, phản bội vợ của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành động cơ ghen tuông, thù hận, từ đó nảy sinh ý định giết chồng ở người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc cho người chồng chết.
Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có sằn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không có ảnh hưởng gì đến việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp này, tình huống đóng vai trò như là cơ hội phạm tội.
Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào người rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng vắng vẻ, chỉ có một người bán hàng ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dùng dao khống chế người bán hàng cướp tiền.
Tóm lại, tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Việc tìm hiểu kĩ về loại tình huống có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, nhất là trong việc cảnh báo người dân về những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó làm cho người dân có ý thức bảo vệ tài sản công cũng như tự bảo vệ bản thân và tài sản của chính mình cũng như những quyền lợi chính đáng khác.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)