1. Lý thuyết Toán lớp 2 về phép nhân và phép chia

Lý thuyết toán lớp 2 về phép nhân và phép chia là một phần quan trọng của toán học cơ bản. Dưới đây là một số khái niệm cơ bản và ví dụ về cách thực hiện các phép tính này.

- Phép Nhân: Phép nhân là việc tạo ra một tổng của các số giống nhau một số lượng cố định lần. Ví dụ: 2 x 3 = 6; 4 x 5 = 20; 7 x 2 = 14

Phương pháp học cách nhân: Để học cách nhân, hãy sử dụng các bảng cửu chương và làm việc lần lượt với từng bảng như sau: 2 x 1 = 2; 2 x 2 = 4; 2 x 3 = 6; ... Sau đó, thử làm bài tập với các số khác nhau để củng cố kiến thức. Ví dụ: 3 x 4, 6 x 7, v.v.

- Phép Chia: Phép chia là việc chia một số thành một số khác bằng cách tìm ra bao nhiêu lần số bị chia nằm trong số chia. Ví dụ: 6 ÷ 2 = 3 (6 chia 2 bằng 3); 10 ÷ 5 = 2 (10 chia 5 bằng 2); 15 ÷ 3 = 5 (15 chia 3 bằng 5).

Phương pháp học cách chia: Để học cách chia, bạn có thể sử dụng ví dụ cụ thể và hướng dẫn trẻ cách tính. Ví dụ, nếu bạn muốn chia 8 bánh mì cho 2 người bạn, bạn có thể hỏi: "Mỗi người bạn sẽ nhận được bao nhiêu bánh mì?" Trong trường hợp này, mỗi người bạn sẽ nhận được 4 bánh mì. Nhớ rằng, việc thực hiện phép chia có thể dẫn đến dư. Ví dụ, nếu bạn chia 7 bút cho 2 bạn, mỗi bạn sẽ có 3 bút và còn dư 1 bút.

Những khái niệm cơ bản về phép nhân và phép chia này là quan trọng trong việc phát triển kỹ năng toán học của trẻ ở lớp 2 và là cơ sở cho việc học toán phức tạp hơn trong tương lai.

 

2. Bài tập Toán lớp 2 về phép nhân và phép chia

Bài 1 Tính nhẩm:

a) 4 × 8 =...

15 : 5 =...

2 × 5 =...

32 : 4 =...

3 × 8 =...

12 : 2 =...

4 × 7 =...

18 : 3 =...

2 × 9 =...

27 : 3 =...

3 × 6 =...

14 : 2 =...

5 × 7 =...

40 : 4 =...

5 × 4 =...

25 : 5 =...

b) 20 × 2 =...

30 × 2 =...

20 × 4 =...

30 × 3 =...

40 : 2 =...

60 : 2 =...

80 : 4 =...

90 : 3 =...

Bài 2.  Tính:

5 × 3 + 10 =........=........

28 : 4 + 23 =........=........

7 × 8 − 16 =........=........ 

Bài 3.  Tìm x :

a) x : 4 = 5

b) 5 × x = 40

Bài 4.  Trong vườn cây có 7 hàng cây, mỗi hàng cây có 4 cây. Hỏi trong vườn đó có bao nhiêu cây ?

Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) …… : 5 = 5

b) …… : 4 = 4

c) …… : 3 = 3

d) ....... : 2 = 2

Bài 6: Có 30 học sinh xếp thành hàng, mỗi hàng có 6 học sinh . Hỏi có bao nhiêu hàng?

Bài 7: Trong lớp có 40 học sinh, 4 học sinh ngồi chung một bàn. Hỏi cần bạo nhiêu bàn?

Bài 8: Tìm hai số có thương bằng 2 và có tích bằng 8.

Bài 9: Viết phép chia có thương bằng số chia và tổng của số chia và thương bằng số bị chia.

Bài 10: Có một số trâu đang cày ruộng. Người ta đếm thấy có 20 chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con trâu?

Bài 11: Hoàng có một số bi, Minh cho Hoàng thêm một số bi bằng số bi Hoàng có. Hỏi số bi Hoàng có trước đây bằng một phần mấy số bi Hoàng hiện có?

Bài 12:

a. 2 x …… +3 = 9

b. …… : 3 + 2 = 5

c. 4 x …… – 2 = 10

d. 15 : …… – 3 = 2

Bài 13: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:

a. 3 x 4 : 2 …… 3 x 5 : 3

b. 12 : 6 x 3 …… 2 x 9 : 3

c. 8 : 4 : 2 …… 1 x 1 x 2

Bài 14: Tìm hai số có tích bằng 6 và tổng bằng 5.

Bài 15: Tìm hai số tích bằng 4 và có hiệu bằng 0.

Bài 16: Tìm hai số có tích bằng 0 và có tổng bằng 4.

Bài 17: Tìm số có hai chữ số sao cho số chục chia cho số đơn vị được kết quả bằng 6.

 

3. Hướng dẫn giải Toán lớp 2 về phép nhân và phép chia

Bài 1.

Phương pháp giải:

- Nhẩm bảng nhân, chia trong phạm vi đã học rồi điền kết quả vào chỗ trống.

- Phép nhân, chia số tròn chục với số có một chữ số : Thực hiện phép tính giữa chữ số hàng chục với số có một chữ số rồi viết thêm một chữ số 0 vào tận cùng kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

a) 4 × 8 = 32

15 : 5 = 3

2 × 5 = 10

32 : 4 = 8

3 × 8 = 24

12 : 2 = 6

4 × 7 = 28

18 : 3 = 6

2 × 9 = 18

27 : 3 = 9

3 × 6 = 18

14 : 2 = 7

5 × 7 = 35

40 : 4 = 10

5 × 4 = 20

25 : 5 = 5

b) 20 × 2 = 40

30 × 2 = 60

20 × 4 = 80

30 × 3 = 90

40 : 2 = 20

60 : 2 = 30

80 : 4 = 20

90 : 3 = 30

Bài 2.

Phương pháp giải:

- Thực hiện phép tính nhân hoặc chia rồi cộng hoặc trừ với số còn lại.

- Trình bày lần lượt theo thứ tự các phép tính vừa tính.

Lời giải chi tiết:

5 × 3 + 10 = 15 + 10 = 25

28 : 4 + 23 = 7 + 23 = 30

7 × 8 − 16 = 56 − 16 = 40

Bài 3.

Phương pháp giải:

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.

Lời giải chi tiết:

a) x : 4 = 6

x = 6 x 4

x = 24 

b) 6 × x = 42

x = 42 : 6

x = 7

Bài 4.

Phương pháp giải:

Tóm tắt:

1 hàng : 4 cây

7 hàng : ... cây ?

Muốn tìm lời giải ta lấy số cây của một hàng nhân với 4.

Lời giải chi tiết:

Trong vườn đó có số cây là:

4 × 7 = 40 (cây)

Đáp số: 28 cây.

Bài 5:

a. 25 : 5 = 5

b. 16 : 4 = 4

c. 9 : 3 = 3

d. 4 : 2 = 2

Bài 6:

Số hàng có tất cả: 30 : 6 = 5 (hàng)

Đáp số: 5 hàng

Bài 7:

Số bàn để học sinh trong lớp ngồi là: 40 : 4 = 10 (bàn)

Đáp số: 10 bàn

Bài 8:

8 = 8 x 1

8 : 1 = 8

8 = 2 x 4

4 : 2 = 2

Vậy 2 số cần tìm là 2 và 4.

Bài 9:

Ta có phép chia 4 : 2.

Bài 10:

Mỗi con trâu có 4 chân, vậy số trâu có tất cả là: 20 : 4 = 5 (con trâu)

Đáp số: 4 con trâu

Bài 11:

Số bi Hoàng có trước đây bằng 1/2 số bi Hoàng hiện có.

Bài 12:

a. 2 x 3 + 3 = 9

b. 9 : 3 + 2 = 5

c. 4 x 3 – 2 = 19

d. 15 ; 3 – 3 = 2

Bài 13:

a. 3 x 4 : 2 > 3 x 5 : 3

b. 12 : 6 x 3 = 2 x 9 : 3

c. 8 : 4 : 2 < 1 x 1 x 2

Bài 14:

Ta có: 5 = 0 + 5, 0 x 5 = 0,  5 = 1 + 4, 1 x 4 = 4,  5 = 2 + 3, 2 x 3 = 6

Vậy hai số cần tìm là 2 và 3.

Bài 15:

Hai số có hiệu bằng 0 thì hai số đó phải bằng nhau.

Hai số bằng nhau có tích bằng 4 thì mỗi số phải bằng 2.

Hai số cần tìm là 2 và 2.

Bài 16:

Hai số có tích bằng 0 thì phải có ít nhất một thừa số bằng 0.

Tổng hai số bằng 4, trong đó có một số bằng 0 thì số còn lại phải bằng 4.

Hai số cần tìm là 0 và 4.

Bài 17:

Số chục và số đơn vị đều không một quá 9.

Số chục chia cho số đơn vị được thương bằng 6 thì số chục phải bằng 6 số đơn vị bằng 1.

Vậy số cần tìm là 61.

=> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Bài tập Toán lớp 2 cơ bản và nâng cao chọn lọc mới nhất 2023