1. Giải bài tập trang 172: Luyện tập (tiếp theo)
Câu 1: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Người ta dùng các viên gạch hình vuông cạnh 4dm để lát nền nhà đó, giá tiền mỗi viên gạch là 20 000 đồng. Hỏi lát cả nền nhà thì hết bao nhiêu tiền mua gạch? (Diện tích phần mạch vữa không đáng kế).
Phương pháp giải:
- Tính chiều rộng nền nhà = chiều dài x 3/4
- Tính diện tích nền nhà = chiều dài × chiều rộng.
- Tính diện tích 1 viên gạch hình vuông = cạnh × cạnh.
- Tính số viên gạch cần dùng = diện tích nền nhà : diện tích 1 viên gạch.
- Số tiền mua gạch = giá tiền 1 viên gạch × số viên gạch cần dùng.
Tóm tắt
Nền nhà hình chữ nhật
Chiều dài: 8 m
Chiều rộng: 3/4 chiều dài
Viên gạch hình vuông cạnh 4 dm
1 viên gạch: 20 000 đồng
Nền nhà: ... đồng?
Lời giải:
Chiều rộng là:
8 x 3/4= 6 (m)
Diện tích nền nhà là:
8 x 6 = 48 (m2) = 4800dm2.
Diện tích một viên gạch là:
4 x 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần dùng là:
4800 : 16 = 300 (viên gạch)
Số tiền mua gạch là:
20 000 x 300 = 6 000 000(đồng)
Đáp số: 6 000 000 đồng.
Câu 2: Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.
a) Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.
b) Biết hiệu hai đáy là 10m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.
Phương pháp giải
- Tính độ dài cạnh mảnh đất hình vuông = chu vi : 4.
Lời giải
a) Mảnh đất có cho vi bằng 96m. Áp dụng công thức: Phình vuông = a x 4 nên a = P : 4
Cạnh mảnh đất hình vuông là:
96 : 4 = 24 (m)
Shình vuông = a x a
Diện tích mảnh đất hình vuông là:
24 x 24 = 576 (m2)
576m2 cũng là diện tích của thửa ruộng hình thang.
Shình thang= nửa tổng 2 đáy x chiều cao, nên chiều cao = S : nửa tổng 2 đáy
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: 576 : 36 = 16 (m)
b) Tổng độ dài hai đáy của thửa ruộng hình thang là: 36 x 2 = 72 (m)
Ta có sơ đồ
Độ dài đáy bé của thửa ruộng hình thang là:
(72 – 10) : 2 = 31 (m)
Độ dài đáy lớn của thửa ruộng hình thang là:
72 – 31 = 41 (m)
Đáp số: a) 16m ; b) 41m, 31m.
Câu 3: Hình chữ nhật ABCD gồm hình thang EBCD và hình tam giác ADE có kích thước như hình dưới đây:
a) Tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
b) Tính diện tích hình thang EBCD.
c) Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tính diện tích hình tam giác EDM.
Phương pháp giải
Áp dụng các công thức:
- Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) × 2.
- Diện tích tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.
- Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé) × chiều cao : 2.
Lời giải
a) Hình chữ nhật có chiều dài là 84cm, chiều rộng là 28 cm. Áp dụng công thức:
Pchữ nhật = (a + b) x 2
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(84 + 28) x 2 = 224 (cm)
b) Hình thang có đáy bé là 28cm, đáy lớn là 84 cm. Áp dụng công thức:
Shình thang= (đáy bé + đáy lớn) : 2 x h
Diện tích hình thang EBCD là:
(cm2)
c) Ta có BM = MC = 28 : 2 = 14 (cm)
Diện tích hình tam giác EBM là:
(cm2)
Diện tích tam giác DMC là:
(cm2)
Diện tích hình tam giác EDM là: Shình thang– (SEBM + SDMC) = 1568 – (196 + 588) = 784 (cm2)
Đáp số: a) 224cm; b) 1568cm2; c) 784cm2
2. Các bài luyện tập thêm
Câu 1: Trên hình bên, diện tích của hình tứ giác ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC là 13,6cm2. Tính diện tích của hình tứ giác ABCD, biết tỉ số diện tích của hình tam giác BEC và diện tích hình tứ giác ABED là 2/3
Hướng dẫn giải
- Tìm diện tích tam giác BEC và diện tích tứ giác ABED theo dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
(Vẽ sơ đồ biểu thị diện tích tam giác BEC gồm 2 phần và diện tích tứ giác ABED gồm 3 phần như thế)
- Diện tích hình tứ giác ABCD = diện tích tam giác BEC + diện tích tứ giác ABED.
Lời giải
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Cách 1
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là:
13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số: 68cm2
Cách 2
Theo sơ đồ diện tích tứ giác ABED là 3 phần và diện tích tam giác BEC là 2 phần. Mà diện tích tứ giác ABED lớn hơn diện tích tam giác BEC là 13,6 cm2.
Do đó 1 phần là 13,6 cm2.
Diện tích tam giác BEC là:
13,6 × 2 = 27,2(cm2)
Diện tích tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích của tứ giác ABCD là:
27,2 + 40,8 = 68 (cm2)
Đáp số: 68cm2.
Câu 2: Lớp 5A có 35 học sinh. Số học sinh nam bằng 3/4 số học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ hơn số học sinh nam là bao nhiêu em?
Hướng dẫn giải
Tìm số học sinh và số học sinh nữ theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
Cách làm
Bước 1: Vẽ sơ đồ thể hiện bài toán
Bước 2: Tính số học sinh nam và học sinh nữ của lớp 5A
Bước 3: Tính số học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam
Lời giải
Theo đề bài ta có sơ đồ:
Cách 1
Theo sơ đồ, số học sinh nam của lớp 5A là:
35 : (3 + 4) x 3 = 15 (học sinh).
Số học sinh nữ của lớp 5A là:
35 – 15 =20 (học sinh).
Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là:
20 – 15 = 5 (học sinh)
Đáp số: 5 học sinh.
Cách 2
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh nữ hơn số học sinh nam hay giá trị 1 phần là:
35 : 7 = 5 (học sinh)
Đáp số: 5 học sinh
Câu 3: Một ô tô đi được 100km thì tiêu thụ 12l xăng. Ô tô đó đã đi được quãng đường 75km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
Tóm tắt
100 km: 12 lít xăng
75 km : ... lít xăng?
Hướng dẫn giải
Giải bài toán theo dạng toán rút về đơn vị:
- Tìm số lít xăng tiêu thụ khi đi 1km = số lít xăng tiêu thụ khi đi 100km : 100.
- Số lít xăng tiêu thụ khi đi 75km = số lít xăng tiêu thụ khi đi 1km × 75.
Cách làm
Bước 1: Tính số xăng tiêu thụ khi ô tô đi quãng đường 1km
Bước 2: Tính số xăng tiêu thụ khi ô tô đi quãng đường 75km
Lời giải
Ô tô đi 1km thì tiêu thụ hết:
12 : 100 = 0,12 (lít)
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết:
0,12 x 75 = 9 (lít)
Đáp số: 9 lít xăng
Câu 4: Hình bên là biểu đồ cho biết tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh khối 5 Trường Tiểu học Thắng lợi. Tính số học sinh mỗi loại, biết số học sinh xếp loại học lực khá là 120 học sinh.
Hướng dẫn giải
- Tìm tỉ số phần trăm của học sinh khá và học sinh toàn trường: 100% - (25% + 15%) = 60%.
- Số học sinh toàn trường = số học sinh khá : 60 × 100.
- Số học sinh giỏi = số học sinh toàn trường : 100 × 25.
- Số học sinh trung bình = số học sinh toàn trường : 100 × 15.
Cách làm
Bước 1: Tính phần trăm số học sinh khá của khối 5
Bước 2: Tính số học sinh khối 5 bằng cách lấy 120 chia cho 60%
Bước 3: Tính số học sinh giỏi và số học sinh trung bình của khối 5
Lời giải
Số phần trăm học sinh khá khối 5 của trường Thắng Lợi là:
100% – (25% + 15%) = 60%
Số học sinh toàn khối 5 của trường là:
120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh giỏi khối 5 của trường là:
200 x 25 : 100 = 50 (học sinh)
Số học sinh trung bình khối 5 của trường là:
200 x 15 : 100 = 30 (học sinh)
Đáp số: Giỏi: 50 học sinh; Khá: 120 học sinh; TB: 30 học sinh.
Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Luật Minh khuê: Toán lớp 5 trang 165, 166: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Tham khảo thêm: Giải Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật chi tiết nhất. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!