Mục lục bài viết
1. Tội chiếm đoạt là gì
Tội chiếm đoạt là tội xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt tài sản, trong cấu thành tội phạm có dấu hiệu chiếm đoạt.
Tội chiếm đoạt là một nhóm tội thuộc các tội xâm phạm sở hữu. Nhóm tội phạm này xâm phạm quyền sở hữu qua việc chiếm đoạt tài sản - chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của chủ thể khác thành tài sản của mình.
Trong chương các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999, các tội chiếm đoạt bao gồm các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Một số tội chiếm đoạt khác không được quy định trong chương các tội xâm phạm sở hữu mà được quy định ở chương các tội phạm về chức vụ vì chủ thể của những tội này là người có chức vụ quyền hạn và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn này khí chiếm đoạt. Đó là tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Hành vi chiếm đoạt là hành vi xâm phạm sở hữu nhưng hành vi chiếm đoạt một số tài sản đặc biệt còn có thể xâm phạm các quan hệ xã hội khác và sự xâm phạm này mới phản ánh được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Do vậy, chiếm đoạt trong những trường hợp này cấu thành những tội phạm khác không phải là tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu như tội lừa dối khách hàng thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, tội chiếm đoạt chất phóng xạ thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng...
2. Chiếm đoạt tài sản là gì
Chiếm đoạt tài sản là (Hành vi) cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Chiếm đoạt là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình) vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản đó (có khả năng thực tế thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và việc định đoạt tài sản). Đối tượng của hành vi này chỉ có thể là tài sản còn trong sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi chiếm đoạt với hành vi chiếm giữ trái phép. Đối tượng của hành vi chiếm giữ trái phép là tài sản đã thoát khỏi sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản hoặc là tài sản chưa có người quản lí. Lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý. Họ biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Trường hợp có sự nhầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lí đều không phải là trường hợp chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt coi là bắt đầu khi người chiếm đoạt bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình. Hành vi này hoàn thành khi người chiếm đoạt đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt (đã chiếm đoạt được).
Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn... Tuỳ thuộc vào thủ đoạn chiếm đoạt mà hành vi chiếm đoạt cấu thành tội phạm khác nhau trong nhóm các tội chiếm đoạt.
3. Đặc điểm của chiếm đoạt tài sản
Trong các tài liệu pháp lý, chiếm đoạt được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản, quyền tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ thể (nhà nước, tập thể hoặc cá nhân) thành tài sản của mình. Các đặc điểm pháp lý của hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm: luat su dat dai, luật sư đất đai
- Về mặt khách quan, hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với tài sản là: không thực hiện việc hoàn trả tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trái pháp luật, chủ sở hữu bị mất vĩnh viễn quyền hợp pháp của mình đối với tài sản, một bên tham gia hợp đồng đã chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác như của mình. luat su nha dat, luật sư nhà đất
- Đối tượng chiếm đoạt là tài sản và quyền tài sản. trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt có thể là vốn dưới hình thức tiền tệ ( tiền VN đồng hoặc ngoại tệ), trong một số trường hợp có thể là quyền tài sản: các công cụ thanh toán ( ngân phiếu thanh toán, séc hoặc các giấy tờ có giá bằng tiền). Các tài sản, quyền tài sản này phải có thực, thuộc sở hữu của người bị chiếm đoạt và chủ sở hữu không từ chối quyền sở hữu đối với tài sản.
4. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khái niệm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó
5. Phân biệt hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định ở Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà thuộc một số các trường hợp luật định. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác nhau ở một số nội dung sau:
– Về thời điểm người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sau khi có giao dịch hợp pháp của hai bên, người phạm tội mới có ý định chiếm đoạt tài sản. Hay nói cách khác sau khi có được tài sản người phạm tội mới có ý định chiếm đoạt tài sản.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ý định chiếm đoạt tài sản có trước thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước việc giao tài sản.
– Về hành vi phạm tội
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc đến thời hạn mà không trả dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp để chiếm đoạt tài sản.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là người phạm tội đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động, bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Ở tội danh này, người có tài sản bị người phạm tội lừa dối nên mới giao tài sản cho người đó.
– Về việc sử dụng thủ đoạn gian dối
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối phát sinh sau khi nhận tài sản của người khác hay nói cách khác là người phạm tội chỉ có được tài sản sau khi có các hợp đồng hợp pháp. Thủ đoạn gian dối được thể hiện ở việc che đậy hành vi của người phạm tội nhằm không trả lại tài sản hoặc trị giá tài sản đúng nghĩa vụ của hợp đồng được giao kết trước đó. Người phạm tội có thể nói dối bị mất, bị đánh tráo hoặc rút bớt tài sản… so với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối trong tội LDTNCĐTS chỉ có xuất hiện sau khi đã nhận được tài sản.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi lừa đảo thể hiện ở việc đưa ra thông tin không đúng sự thật với nhiều cách thức khác nhau làm người này tin tưởng là thật và giao tài sản, việc giao tài sản cho người có thủ đoạn gian dối hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người bị lừa dối. Hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước hoặc đi liền với hành vi nhận tài sản từ người khác và được coi là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp của việc chuyển dịch tài sản từ người quản lý sang người phạm tội.
– Về thời điểm hoàn thành tội phạm
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều hoàn thành khi chiếm đoạt được tài sản. Hai tội danh này khác nhau ở thời điểm có ý thức chiếm đoạt tài sản, người phạm tội lừa đảo có ý thức chiếm đoạt ngay từ ban đầu và để đạt được mục đích chiếm đoạt đó, họ thực hiện các hành vi gian dối để nhận được tài sản rồi chiếm đoạt. Vì vậy, ngay sau khi họ nhận được tài sản cũng là thời điểm họ chiếm đoạt tài sản, là thời điểm tội phạm hoàn thành. Còn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có hành vi chiếm đoạt sau khi họ đã có tài sản của chủ tài sản trong tay một cách ngay tình. Sau đó nếu họ có các hành vi như dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn… để không trả lại tài sản thì mới cấu thành tội phạm này. Do đó, thời điểm hoàn thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thời điểm người phạm tội vi phạm những cam kết đã thỏa thuận, cố tình không trả, chiếm đoạt tài sản của người khác.
– Về trị giá tài sản bị chiếm đoạt
Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trị giá tài sản từ 4.000.000 trở lên đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định ở BLHS thì mới phạm tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do tính nguy hiểm cao hơn nên trị giá tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì phạm tội.
Qua một số phân tích trên, nhận thấy: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác nhau ở mặt khách quan mà chủ yếu là thông qua hình thức hợp đồng như thế nào. Với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc ký kết hợp đồng chỉ nhằm mục đích vay, mượn, thuê… được tài sản. Người phạm tội nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng đã giao dịch trước và trong khi nhận tài sản không có ý thức chiếm đoạt tài sản. Sau đó nếu họ có dấu hiệu bỏ trốn hoặc đến hạn không trả dù có điều kiện khả năng trả lại tài sản, hoặc dùng thủ đoạn gian dối hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì mới bị coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong những trường hợp này, sử dụng thủ đoạn gian dối không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, với tội lừa đảo chiếm đoạt, người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi người bị hại trao tài sản. Nếu trong trường hợp người phạm tội có được tài sản bằng giao dịch hợp đồng với người bị hại, thì hợp đồng này thực chất là phương thức để chiếm đoạt tài sản, mang tính chất giả tạo, gian dối nhằm tạo lòng tin để người bị hại trao tài sản. Khi người phạm tội nhận được tài sản từ hợp đồng cũng là thời điểm hoàn thành của tội phạm. Hành vi gian dối là cơ sở quyết định việc chiếm đoạt được tài sản nên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Khi xem xét một hành vi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay LDTNCĐTS phải xem xét đến các căn cứ chứng minh người phạm tội trước khi giao dịch ký kết hợp đồng có ý định chiếm đoạt tài sản hay không và hợp đồng giao dịch tài sản là ngay thẳng, hợp pháp hay gian dối.