- 1. Phân tích thuật ngữ “án lệ”?
- 2. Quy định về công bố án lệ
- 3. Nguyên tắc áp dụng án lệ
- 4. Án lệ 02/2016/AL về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản
- 5. Án lệ số 03/2016/AL về vụ án ly hôn
- 6. Án lệ 04/2016/AL về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 7. Án lệ số 05/2016/AL về vụ án tranh chấp di sản thừa kế
- 8. Án lệ số 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế
- 9. Án lệ 14/2017/AL về vụ án yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 10. Án lệ 15/2017/AL về vụ án tranh chấp hợp đồng đổi đất
- 11. Án lệ 16/2017/AL về vụ án dân sự tranh chấp thừa kế tài sản
1. Phân tích thuật ngữ “án lệ”?
Thuật ngữ án lệ trong tiếng Anh là “Precident” có nghĩa là tiền lệ tức là dựa vào cái có trước để làm theo thành lệ. Án lệ là một loại tiền lệ bởi án lệ là các giải pháp pháp lý trong bản án của tòa án trước tạo ra được áp dụng để giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau. Khái niệm “Án lệ” được sử dụng phổ biến trên thế giới nhưng ở các quốc gia có truyền thống pháp luật khác nhau thì khái niệm này có cách hiểu khác nhau.
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Common Law, án lệ được xem là nguồn luật chính thức, được thể hiện bằng cụm từ “Case law” nghĩa là “luật được hình thành theo vụ việc”. Theo từ điển Black’s Law thì khái niệm án lệ “Precedent” được hiểu với hai nghĩa. Một là: Án lệ là việc làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các quy tắc mới nhằm thực thi công lý. Hai là: Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này. Án lệ ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law đòi hỏi Thẩm phán phải tôn trọng và tuân theo các bản án đã tuyên của Tòa án cấp trên theo nguyên tắc bắt buộc.
Ở các nước Civil Law không thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thức nên án lệ thường được hiểu là những bản án, quyết định của tòa án có chứa đựng cách giải quyết vấn đề pháp lý mới, có giá trị tham khảo khi giải quyết các vụ việc tương tự về sau.
Theo Từ điển Luật học thì án lệ được hiểu là: “Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự”.
Theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC triển khai thực hiện chiến lược phát triển án lệ ngày 31/12/2012 nêu ra khái niệm án lệ: Án lệ là bản án, quyết định của Tòa án chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được tòa án vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự”. Khái niệm này khẳng định nguồn gốc của án lệ trong chiến lược phát triển án lệ là sự giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật trong các bản án, quyết định của tòa án.
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đưa ra định nghĩa án lệ như sau: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân Tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
Như vậy, khái niệm án lệ ở Việt Nam được nhìn nhận là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực được lựa chọn thành án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng thống nhất trong xét xử.
Án lệ trong từng hệ thống pháp luật có những đặc trưng nổi bật riêng. Tuy nhiên có thể khái quát những đặc điểm chung như sau: Chủ thể tạo lập và ban hành án lệ là Tòa án; Án lệ được hình thành từ một bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án;
Bản án, quyết định trở thành án lệ phải có tính chuẩn mực, tạo ra nguyên tắc trong xét xử,
phải được dùng làm căn cứ giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này; án lệ có tính bắt buộc hoặc tham khảo đối với Tòa án trong quá trình xét xử; Án lệ được tập hợp và công bố theo một trình tự riêng do tòa án thực hiện và án lệ có tính cụ thể cao.
2. Quy định về công bố án lệ
Về nhận diện án lệ. Một án lệ được công bố chứa đựng nhiều thành phần. Trong đó, có những yếu tố có giá trị tham khảo như “Từ khóa của án lệ”, “Quy định liên quan đến án lệ”, “Khái quát nội dung án lệ” và các thành tố khác trong nội dung án lệ. Tuy nhiên, có những yếu tố rõ ràng mang tính bắt buộc. Yếu tố này không nằm ở phần “Khái quát nội dung án lệ” mà ở “Nội dung án lệ”. Trên thực tế khi viện dẫn án lệ, nhiều Tòa án vẫn nhầm lẫn phần “Nội dung án lệ” và phần “Khái quát nội dung án lệ”. “Khái quát nội dung án lệ” chỉ có giá trị tham khảo do Ban biên soạn án lệ đưa vào giúp người đọc dễ hiểu án lệ để áp dụng vào những hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh đã tạo thành án lệ chứ không có giá trị bắt buộc. “Nội dung án lệ” mới là phần có chứa đựng đầy đủ tình tiết, sự kiện pháp lý và hướng giải quyết, có giá trị bắt buộc đối với chủ thể áp dụng án lệ. Việc nhận diện yếu tố nào là bắt buộc, cơ bản và yếu tố nào có tính chất tham khảo vẫn là vấn đề gây nhiều khó khăn khi áp dụng án lệ vào thực tiễn xét xử.
3. Nguyên tắc áp dụng án lệ
1) Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
2) Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án.
3) Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ.
4) Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này.
Việc án lệ được áp dụng trong xét xử sẽ góp phần tích cực trong việc đảm bảo xét xử công bằng các vụ án có tính chất tương tự nhau, rà soát những sai phạm trong xét xử các vụ án và đem lại sự công bằng cho xã hội.
4. Án lệ 02/2016/AL về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản
1. Bản án 75/2017/DSST ngày 20/07/2017 về tranh chấp đòi lại tài sản
2. Bản án 347/2019/DS-PT ngày 15/08/2019 về tranh chấp quyền sở hữu tài sản
3. Bản án 31/2018/DS-PT ngày 14/03/2018 về tranh chấp quyền sở hữu tài sản
4. Bản án 170/2017/DSST ngày 11/07/2017 về tranh chấp đòi lại tài sản
5. Bản án 220/2019/DS-PT ngày 12/06/2019 về tranh chấp đòi lại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất
5. Án lệ số 03/2016/AL về vụ án ly hôn
1. Bản án 15/2019/HNGĐ-PT ngày 31/07/2019 về ly hôn, tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
2. Bản án 14/2019/HNGĐ-PT ngày 24/05/2019 về ly hôn, tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn
3. Bản án 23/2018/HNGĐ-PT ngày 26/11/2018 về tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn
4. Bản án 470/2017/DS-ST ngày 28/09/2017 về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
5. Bản án 06/2017/DS-PT ngày 23/08/2017 về tranh chấp chia tài sản chung là di sản thừa kế
6. Bản án 11/2019/HNGĐ-ST ngày 18/04/2019 về tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn
7. Bản án 24/2018/HNGĐ-ST ngày 26/09/2018 về ly hôn
8. Bản án 24/2019/HNGĐ-PT ngày 15/10/2019 về ly hôn, tranh chấp nuôi con và chia tài sản khi ly hôn
6. Án lệ 04/2016/AL về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1.Bản án 37/2019/DS-PT ngày 18/06/2019 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
2. Bản án 09/2017/DS-PT ngày 28/09/2017 về tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
3. Bản án 144/2018/DS-PT ngày 02/04/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4. Bản án 25/2017/DS-ST ngày 15/12/2017 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở
5. Bản án 200/2018/DS-PT ngày 18/07/2018 về tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
6. Bản án 10/2018/DS-PT ngày 26/04/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
7. Bản án 115/2018/DS-PT ngày 12/09/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
8. Bản án 34/2018/DS-PT ngày 29/08/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
9. Bản án 38/2018/DS-PT ngày 29/11/2018 về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất
7. Án lệ số 05/2016/AL về vụ án tranh chấp di sản thừa kế
Bản án 46/2017/HNGĐ-ST ngày 28/09/2017 về tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn, đòi quyền sử dụng đất
2. Bản án 138/2019/DS-PT ngày 21/08/2019 về tranh chấp chia thừa kế, hủy hợp đồng tặng cho và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3. Bản án 422/2019/DS-PT ngày 18/09/2019 về tranh chấp đòi tài sản
4. Bản án 01/2017/KDTM-ST ngày 20/07/2017 về tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản
5. Bản án 22/2017/DS-PT ngày 03/07/2017 về tranh chấp di sản thừa kế và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6. Bản án 372/2019/DS-PT ngày 28/08/2019 về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
8. Án lệ số 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế
1. Bản án 48/2017/DS-ST ngày 14/08/2017 về tranh chấp thừa kế
2. Bản án 68/2019/DS-PT ngày 31/05/2019 về tranh chấp chia tài sản chung
3. Bản án 78/2018/DS-PT ngày 11/07/2018 về tranh chấp chia thừa kế quyền sử dụng đất và công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
9. Án lệ 14/2017/AL về vụ án yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Bản án 33/2018/DS-PT ngày 18/01/2018 về tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất, hủy hợp đồng và yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
2. Bản án 101/2019/DS-PT ngày 19/09/2019 về tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản
3. Bản án 103/2018/DS-PT ngày 21/05/2018 về tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và đòi giá trị tài sản phát sinh từ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
10. Án lệ 15/2017/AL về vụ án tranh chấp hợp đồng đổi đất
1. Bản án 13/2018/DS-PT ngày 17/10/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
2. Bản án 375/2019/DS-PT ngày 28/08/2019 về tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
11. Án lệ 16/2017/AL về vụ án dân sự tranh chấp thừa kế tài sản
1. Bản án 22/2018/DS-PT ngày 10/04/2018 về yêu cầu chia di sản thừa kế và hủy di chúc trái pháp luật
2. Bản án 41/2019/DS-PT ngày 12/06/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản
3. Bản án 72/2018/DS-PT ngày 15/08/2018 về tranh chấp thừa kế tài sản
4. Bản án 239/2019/DS-PT ngày 28/10/2019 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế tài sản