Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi của con người coi thường quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, không tuân thủ theo những quy tắc đó nên đã dẫn đến hậu quả chết người.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162
1. Tội vô ý làm chết ngưòi do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 có quy định cụ thể như sau:
Điều 129. Tội vô ý làm chết ngưòi do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ỷ làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tẳc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Bình luận
2.1 Khách thể
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; khoản 2 quy định trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.2 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định là người có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở'lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.< >
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định là hành vi làm chết người do vi phạm quy tắc an toàn đến tính mạng, sức khỏe như hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người nhưng có điểm đặc biệt và khác với tội vô ý làm chết người. Quy tắc an toàn bị vi phạm ở tội này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Điều này có nghĩa, chủ thể của tội phạm này phải có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
2.3 Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (như: công nhân mắc đường dây dẫn điện do làm việc không cẩn thận gây chết người qua đường) hoặc vi phạm quy tắc hành chính (như: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…) thì bị xử lý về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Cần phân biệt hành vi khách quan của tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 BLHS với hành vi hành vi khách quan của tội vi phạm quy định nghề nghiệp hoặc quy định hành chính được quy định ở các điều luật cụ thể khác. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định tại Điều 129 BLHS là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chung (không được quy định ở các điều luật riêng biệt khác).
Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng người khác do vi phạm một quy định nghề nghiệp hoặc quy định hành chính cụ thể mà điều luật quy định riêng thì cấu thành các tội phạm tương ứng khác. Ví dụ: hành vi phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS.
Hậu quả
Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm. Hậu quả của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính phạm là gây hậu quả chết người. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm hậu quả chết người xảy ra.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả chết người. Hậu quả này có nguyên nhân là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Người có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hay quy tắc hành chính chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra khi hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. ì
Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.
Trong trường hợp vô ý vì quá tự tin, người phạm tội nhận thức hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thế gây ra hậu quả chết người nhưng đã quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra và thực tế hậu quả đó vẫn xảy ra. Còn trong trường hợp vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị cụ thể của mình họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó.
2.4 Mặt chủ quan
Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp làm chết 02 người trở lên. Đây là trường hợp phạm tội có nhiều nạn nhân đã chết, xảy ra trong cùng một lần hoặc trong các lần khác nhau.
So với tội vô ý làm chết người, cả hai khung hình phạt của tội phạm này đều nặng hơn vì tội vô ý làm chết người do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nói chung nguy hiểm hơn tội vô ý làm chết người. Quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính không chỉ có tính cụ thể, rõ ràng hơn mà còn đòi hỏi chủ thể có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ.
3. Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý khi xác định tội danh vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chung (không được quy định ở các điều luật riêng biệt khác). Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng người khác do vi phạm một quy định nghề nghiệp hoặc quy định hành chính cụ thể mà điều luật quy định riêng thì cấu thành các tội phạm tương ứng khác.
Hậu quả của tội phạm này phải là gây hậu quả chết người. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm hậu quả chết người xảy ra.
Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và hậu quả chết người. Nghĩa là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân chứ không phải là do nguyên nhân nào khác dẫn đến bệnh nhân bị chết.
3. Ví dụ
Ví dụ 1: Dược sĩ do cẩu thả không ghi rõ tên thuốc loại thuốc, để lẫn lộn với các loại thuốc khác (vi phạm các quy định của chuyên môn) nên khi có yêu cầu nên khi có yêu cầu đã đưa nhầm thuốc điều trị dẫn đến hậu quả chết người.
Ví dụ 2: Khi thi công đường đơn vị thi công đã đào nhiều hố sâu nhưng người phụ trách thi công đã không cho rào chắn, không đặt báo hiệu dẫn đến có người rơi xuống chết.
Ví dụ 3: Bị cáo A có hợp đồng miệng với anh B. Theo đó, bị cáo được anh A giao xe ô tô tải biển kiểm soát 123, để vận chuyển đất đá đổ nền làm mặt bằng tại công trường xây dựng tuyến đường tâm linh tại khu vực phường X, thị xã Đ(do Công ty X thi công) theo hợp đồng giữa anh A với Công ty X. Khoảng 13 giờ ngày 25/8/2020, C điều khiển xe ô tô trên đến khu vực khai thác đất thuộc thôn X, xã B để bốc xúc đất lên xe chở đến khu vực thi công đường tâm linh. Khi đến nơi, thấy trong khu vực đang khai thác đất có 01 (một) máy xúc đang xúc đất lên thùng xe ô tô tải biển kiểm soát 123X do anh T điều khiển. Bị cáo A cho xe dừng đỗ ở bãi đất bên ngoài, cách vị trí xe ô tô của anh T và máy xúc khoảng 30m để chờ đến lượt. Khoảng 05 phút sau, anh H điều khiển xe ô tô tải biển kiểm soát 1234X vào khu vực trên để lấy đất đá. Do chưa đến lượt nên anh H cho xe dừng đỗ cùng chiều phía sau và cách đuôi xe của A khoảng 02m.Khoảng 13h15' cùng ngày, nghe thấy tiếng còi của máy xúc, bị cáo A nghĩ xe ô tô do anh B điều khiển đã đổ đầy đất và đến lượt xe của bị cáo nên bị cáo không xuống xe và không quan sát gương chiếu hậu bên lái mà chỉ quan sát gương chiếu hậu bên phải xe, thấy phía sau không có chướng ngại vật nên đã điều khiển lùi xe để chuyển hướng sang phải, mục đích nhường cho xe ô tô của anh B đi ra ngoài, đồng thời cho xe của bị cáo vào vị trí máy xúc để lấy đất. Lúc này, anh H đang đứng phía sau bên trái xe ô tô của A thì bị thành sau bên trái xe ô tô của A tỳ đè ép mặt anh H vào mặt ga lăng xe ô tô. Nghe tiếng va chạm A quan sát qua gương chiếu hậu bên lái thì thấy đuôi xe bên trái của A đã va chạm vào xe ô tô, A phanh và điều khiển xe tiến lên phía trước khoảng 10m thì dừng và xuống xe kiểm tra thấy anh H bị ngã nằm và tử vong ngay trước đầu xe ô tô.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê