Mục lục bài viết
- 1. Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự trước đây
- 2. Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự hiện nay
- 2.1 Dấu hiệu hành vi phạm tội trộm cắp
- 2.2 Hình phạt tội trộm cắp tài sản
- 3. Các biện pháp tư pháp áp dụng với cá nhân trong Luật Hình sự Việt Nam.
- 4. Hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam.
- 5. So sánh hình phạt chính và hình phạt bổ sung
- 5.1 Điểm giống nhau giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
- 5.2 Điểm khác nhau giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
- 6. Người 15 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
1. Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự trước đây
Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, trộm cắp tài sản được quy định là tội phạm trong Sắc luật số 03 năm 1976 cũng như được quy định trong 2 pháp lệnh năm 1970 là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hai tội trộm cắp tài sản thuộc hai chương khác nhau là tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và tội trộm cắp tài sản của công dân thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu của công dân. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, hai tội phạm này đã được nhập thành tội danh chung là tội trộm cắp tài sản thuộc nhóm tội chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu.
Hai dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi trộm cắp tài sản với các hành vi khác xâm phạm sở hữu là các dấu hiệu phản ánh đặc điểm của hành vi chiếm đoạt và đặc điểm của đối tượng bị chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt (tài sản) của tội trộm cắp tài sản có tính chất lén lút, có nghĩa: hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút, Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xây ra. Ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người đó có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với người có trách nhiệm với tài sản. Nhưng trong thực tế, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sẵn cũng có thể là lén lút, che giấu đối với người khác.
Đối tượng của hành vi lén lút chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản phải là tài sản đang có người quản lí. Đó là những tài sản đang nằm trong sự chỉ phối về mặt thực tế của người có trách nhiệm hoặc là tài sản đang còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt giữa trộm cắp tài sản với hành vì chiếm giữ trái phép tài sản.
Hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi thoả mãn điều kiện được quy định cụ thể trong luật, thể hiện hành vi đó có tính nguy hiểm đáng kể của tội phạm. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, những điều kiện đó là:
1) Tài sản bị trộm cắp phải có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên; hoặc
2) Đã gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc
3) Chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm.
Hình phạt được quy định cho tội trộm cắp có mức cao nhất là tù chung thân.
2. Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự hiện nay
Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 không mô tả các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể định nghĩa:
(Tội) trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí.
2.1 Dấu hiệu hành vi phạm tội trộm cắp
Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với hai dâu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt - Dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lí.
Dấu hiệu chiếm đoạt ở tội trộm cắp tài sản được thực tiễn xét xử từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được. Với cách hiểu như vậy, tội trộm cắp tài sản chi coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sàn hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Thực tiễn xét xừ đã chấp nhận hướng giải quyết cụ thể về những trường hợp chiếm đoạt được ở tội trộm cắp tài sản như sau:
- Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người.
- Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi.
Ví dụ: Lợi dụng thủ kho đi vắng, mở cửa kho chuyển hàng lên ô tô một cách đàng hoàng như là có việc xuất hàng bình thường. Trong trường hợp này người phạm tội không che giấu hành vi thực tế mà chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi. Những người không phải là chủ tài sản vẫn biết sự việc xảy ra nhưng không biết đó là hành vi trộm cắp tài sản.
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có người quản lí. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí. Hành vi lấy tài sản của mình hoặc đang do mình quản lí cũng như hành vi lấy tài sản không có hoặc chưa có người quản lí đều không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Tài sản được coi là đang có người quản lí là tài sản sau:
- Tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm. Thông thường việc xác định tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc của người có trách nhiệm hay không, không phức tạp, trừ một số trường hợp tài sản là những vật nuôi có thể tự động di chuyển vị trí ngoài ý muốn của chủ nuôi như trâu, bò, ngựa V. V..
- Tài sản đang còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản: Đây là trường hợp tài sàn cụ thể, tuỵ đã thoát li khỏi sự chi phối về mặt thực tế cùa chủ tài sản hoặc của người có trách nhiệm nhưng vẫn nằm trong phạm vi thuộc khu vực bào quản.
Ví dụ: Tài sản đã bị lấy ra khỏi nhà kho cụ thể nhưng còn được giấu bên trong hàng rào bảo vệ của khu vực kho.
2.2 Hình phạt tội trộm cắp tài sản
Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- (Phạm tội) có tổ chức;
- (Phạm tội) có tỉnh chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đỏng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Thủ đoạn xảo quyệt là những thù đoạn tinh vi hoặc gian dối cao giúp người phạm tội dễ dàng tiếp cận và dễ dàng chiếm đoạt được tài sản như dùng các phương tiện kĩ thuật tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội... Thủ đoạn nguy hiểm là những thủ đoạn có tính chất huỷ hoại như tháo ữộm các chi tiết quan trọng của thiết bị máy móc, dỡ mái kho vào lấy hàng trong mùa mưa bão...
- Hành hung để tẩu thoát;
3. Các biện pháp tư pháp áp dụng với cá nhân trong Luật Hình sự Việt Nam.
Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội được quy định tại các Điều 47, 48, 49 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), gồm:
– Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
– Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
– Bắt buộc chữa bệnh.
4. Hình phạt bổ sung áp dụng cho người phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam.
Hình phạt bổ sung, là hình phạt có tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, hình phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính. Nếu như đối với mỗi tội phạm chỉ được áp dụng một hình phạt chình đối với hình phạt bổ sung có thể được áp dụng một hoặc nhiều chứ không chỉ có một. Khoản 2 Điều 28 Bộ luật Hình sự quy định 7 loại hình phạt bổ sung: cấm đảm nhệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
5. So sánh hình phạt chính và hình phạt bổ sung
5.1 Điểm giống nhau giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
– Hình phạt chính và hình phạt bổ sung là các hình phạt được quy định trong Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
– Tước đoạt hoặc hạn chế một số quyền nhất định của người phạm tội nhằm trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
5.2 Điểm khác nhau giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
Hình phạt chính | Hình phạt bổ sung | |
Khái niệm | Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại tội phạm và được tuyên độc lập với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên án độc lập một hình phạt chính: | Hình phạt bổ sung là hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối với mỗi loại tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt này. |
Các hình phạt | – Cảnh cáo;
– Phạt tiền; – Cải tạo không giam giữ; – Trục xuất; – Tù có thời hạn; – Tù chung thân; – Tử hình. | – Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Cấm cư trú; – Quản chế; – Tước một số quyền công dân; – Tịch thu tài sản; – Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; – Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. |
Mức độ | So với hình phạt bổ sung thì hình phạt chính mang tính nghiêm khắc, nặng hơn rất nhiều. Hình phạt chính đánh thẳng vào các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do, quyền sống. | Hình phạt bổ sung nhẹ hơn rất nhiều so với hình phạt chính. |
Nguyên tắc áp dụng | – Hình phạt chính được tuyên độc lập
– Hình phạt chính được vận dụng riêng rẽ chứ không đồng thời áp dụng đối với người phạm tội chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính. – Khi áp dụng một hình phạt chính có thể áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp hình phạt bổ sung. | Hình phạt bổ sung luôn phải đi kèm với hình phạt chính. |
6. Người 15 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi: Thưa luật sư, người 15 tuổi mà trộm cắp 20 triệu thì bị phạt thế nào?
Trả lời:
- Tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ...
- Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
- Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
=> Như vậy, hành vi trộm cắp 20 triệu của bạn chỉ thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, mà bạn chỉ mới 15 tuổi nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tội trộm cắp tài sản, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể. Trân trọng cảm ơn!