Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn lập hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- 2. Danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bồi thường (Phụ lục 1)
- 3. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất?
- 4. Bệnh nghề nghiệp bị tái phát phải làm hồ sơ giám định lại như thế nào?
- 5. Hướng dẫn lập mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định mới
1. Tư vấn lập hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
.
Luật sư tư vấn luật bảo hiểm trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016);
- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao). Trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản;
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp điều trị nội trú sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp ổn định. Đối với trường hợp không điều trị nội trú là Giấy khám bệnh nghề nghiệp (bản chính hoặc bản sao) hoặc Phiếu hội chẩn bệnh nghề nghiệp (bản chính hoặc bản sao);
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên
2. Danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bồi thường (Phụ lục 1)
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC 30 BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
1.1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp;
1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng);
1.3. Bệnh bụi phổi bông;
1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;
1.5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;
1.6. Bệnh bụi phổi - Tacl nghề nghiệp;
1.7. Bệnh bụi phổi Than nghề nghiệp.
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;
2.2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen;
2.3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;
2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;
2.5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);
2.6. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp;
2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp;
2.8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;
2.9. Bệnh nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp;
2.10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ;
3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn;
3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;
3.4. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp;
3.5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp;
4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc;
4.3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;
4.4. Bệnh loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
5.1. Bệnh lao nghề nghiệp;
5.2. Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp;
5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp;
5.4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất?
Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Đối tượng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
- Cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc trong thời gian nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 1 năm, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người giám hộ của người dưới 15 tuổi;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, quân nhân chuyên nghiệp; hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ vào Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì các đối tượng sau thuộc diện được áp dụng bệnh nghề nghiệp:
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục pháp luật quy định.
- Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
Danh mục bệnh được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Thông tư số 15/2016/TT-BYT quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của bảo hiểm xã hội:
- Nhóm bệnh bụi phổi nghề nghiệp do silic, amiăng, bông, talc, than và bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh hen nghề nghiệp.
- Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì, benzen và đồng đẳng, thủy ngân, mangan, trinitrotoluen, asen, hóa chất bảo vệ thực vật, nicotin, cacbon monoxit, cadimi.
- Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý tác động gồm điếc do tiếng ồn, bệnh giảm áp, bệnh do rung toàn thân và rung cục bộ, bệnh phóng xạ, bệnh đục thể thủy tinh.
- Nhóm bệnh da nghề nghiệp gồm bệnh nốt dầu, bệnh sạm da, bệnh viêm da tiếp xúc do crôm, bệnh da do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, tiếp xúc cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.
- Nhóm bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp gồm: bệnh Leptospira, viêm gan virut B, lao, HIV, viêm gan virut C, ung thư trung biểu mô.
4. Bệnh nghề nghiệp bị tái phát phải làm hồ sơ giám định lại như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp tái phát bao gồm:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
- Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
Trường hợp người được giám định thuộc trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
- Một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
5. Hướng dẫn lập mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định mới
Trả lời:
MẪU HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Mục I. Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỒ SƠ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: ____________________________________________________
Ngành sản xuất: _______________________________________________________
Đơn vị chủ quản: ______________________________________________________
Địa chỉ: ______________________________________________________________
Điện thoại: ______________________________ Số Fax: ________________________
E-mail: _________________________________ Web-site: _______________________
Ngày lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động: __________________________________
Năm: _______
Phần I
TÌNH HÌNH CHUNG
1. Tên cơ sở lao động: __________________________________________________
- Cơ quan quản lý trực tiếp: ______________________________________________
- Địa chỉ: _____________________________________________________________
- Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (Các sản phẩm chính), dịch vụ: ___________
_____________________________________________________________________
- Năm thành lập: _______________________________________________________
- Tổng số người lao động: ________________________________________________
- Số lao động trực tiếp: __________________________________________________
- Số lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm: ____________________________
- Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: ____________________________________________________________
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm):
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm:
+ Nguyên liệu: __________________________________________________________
+ Nhiên liệu: ___________________________________________________________
+ Năng lượng: __________________________________________________________
- Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất/y tế/khác:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục
- Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố có hại trong môi trường lao động:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
5. Vệ sinh môi trường xung quanh:
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư: _____________________
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân (trạm cấp nước, giếng khoan, giếng khơi, hồ, ao): __________________
- Hệ thống nước sinh hoạt tại cơ sở lao động (nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi, nước ao, hồ, sông,...): __________________________
- Hệ thống nước thải tại cơ sở lao động:
+ Có được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành: ____________________
+ Không được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành: ___________________
- Tỷ lệ đất để trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở lao động: ___________________
6. Các công trình phúc lợi cho người lao động (NLĐ):
+ Công trình vệ sinh (Bình quân 1 hố xí/số NLĐ/1 ca): _________________________
+ Nhà tắm (Bình quân 1 vòi tắm/số NLĐ/1 ca): _______________________________
+ Nhà nghỉ giữa ca: không [ ] có [ ] Số chỗ: ______________________
+ Nhà ăn: không [ ] có [ ] Số chỗ: ______________________
+ Công trình phúc lợi khác: _____________________________________________
7. Tổ chức y tế:
- Tổ chức phòng y tế: Có [ ] Không [ ] Hợp đồng: ___________________
- Giường bệnh: Có [ ] Không [ ] Số lượng: ……..
- Tổng số cán bộ y tế: .... trong đó: Bác sĩ: .... Y sĩ ...
Điều dưỡng: ... Khác: ...
- Cơ sở làm việc của tổ chức y tế tại cơ sở lao động (mô tả; địa chỉ nếu là đơn vị hợp đồng y tế):
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Cơ số thuốc, phương tiện và dụng cụ phục vụ sơ cấp cứu tại chỗ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
- Phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ:
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
Phần II
VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC PHÂN XƯỞNG, KHU VỰC LÀM VIỆC
(Mỗi phân xưởng, khu vực, bộ phận ghi 1 trang)
1. Tên phân xưởng, khu vực, bộ phận làm việc: ________________________________
2. Quy mô và nhiệm vụ: ___________________________________________________
_______________________________________________________________________
3. Thay đổi, cải tạo, mở rộng: _______________________________________________
_______________________________________________________________________
4. Môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại tại nơi làm việc:
Yếu tố có hại phải quan trắc (Người sử dụng lao động tự điền theo phụ lục……)2 | Số người tiếp xúc | Trong đó số nữ | Ghi chú |
Phần III
THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ BẢO ĐẢM VỆ SINH LAO ĐỘNG
(mỗi phân xưởng, khu vực, bộ phận ghi 1 trang tương ứng với phần II)
Năm | Phương pháp | Chủng loại và thiết bị vệ sinh môi trường lao động (Ghi rõ số lượng) | Hoạt động (còn sử dụng được, hỏng) |
Thông gió | |||
Chiếu sáng | |||
Chống ồn, rung | |||
Chống bụi | |||
Chống hơi khí độc | |||
Chống tác nhân vi sinh vật | |||
Khác | |||
Phần IV
TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG CẦN QUAN TRẮC
TT | Yếu tố có hại cần quan trắc | Số vị trí cần quan trắc | Số lượng mẫu |
HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Phần I. Tình hình chung
1. Tên cơ sở lao động.
2. Quy mô.
3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ.
4. Yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp khắc phục.
5. Vệ sinh môi trường xung quanh.
6. Các công trình phúc lợi cho người lao động.
7. Tổ chức y tế:
Phần II: Vệ sinh lao động các phân xưởng, khu vực làm việc
Phần III: Thống kê các thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động
Phần IV: Tổng hợp các yếu tố có hại tại cơ sở lao động cần quan trắc.
Ghi chú:
- Người sử dụng lao động phải khai báo đầy đủ, chính xác các yếu tố có hại tại nơi làm việc vào Hồ sơ vệ sinh lao động;
- Hồ sơ vệ sinh lao động là căn cứ để người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, cải thiện Điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm được cập nhật và bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động.
Mục II. Danh Mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động
CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Yếu tố vi khí hậu bất lợi:
- Nhiệt độ:
- Độ ẩm:
- Tốc độ gió:
- Bức xạ nhiệt:
2. Yếu tố vật lý:
- Ánh sáng:
- Tiếng ồn theo dải tần:
- Rung chuyển theo dải tần:
- Vận tốc rung đứng hoặc ngang:
- Phóng xạ:
- Điện từ trường tần số công nghiệp:
- Điện từ trường tần số cao:
- Bức xạ tử ngoại:
- Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ):
3. Yếu tố bụi các loại:
- Bụi toàn phần:
- Bụi hô hấp:
- Bụi thông thường:
- Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do:
- Bụi amiăng:
- Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,... đề nghị ghi rõ):
- Bụi than:
- Bụi talc:
- Bụi bông:
- Các loại bụi khác (ghi rõ):
4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:
- Thủy ngân:
- Asen:
- Oxit cac bon:
- Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene):
- Trinitro toluen (TNT):
- Nicotin:
- Hóa chất trừ sâu:
- Các hóa chất khác (Ghi rõ):
5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my
- Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:
- Đánh giá ec-gô-nô-my:
6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
- Yếu tố vi sinh vật:
- Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm:
- Dung môi:
Đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Khuê, trong quá trình tìm hiểu, nếu còn thắc mắc, kính mời Quý khách hàng gọi lên số tổng đài của Luật Minh Khuê 1900.6162đề được giải đáp thắc mắc. Trân trọng cám ơn Quý khách hàng!
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê