Cho tôi hỏi tôi nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào thì có lợi nhất? Theo tôi được biết Nếu thành lập trên mặt bằng thuê thì phải có hợp đồng thuê mặt bằng đó! và củ thể về mặt băng đó như thế nào? Và nếu sau này tôi thay đổi mặt bằng thuê đó một địa điểm ở quận khác thì thủ tục có phức tạp không? Hiện tại tôi đang dự định ký hợp đồng với một số ca sỹ độc quyền, tôi muốn biết cụ thể hợp đồng đó với nội dung như thế nào để có lợi nhất khi mình đầu tư cho một ca sỹ.( Nếu có. cho tôi xin một hợp đồng minh họa) . Tôi rất mọng sự hồi âm của quý công ty, giải đáp những khó khăn tôi gặp phải. Vì kiến thức hạn hẹp nền có nhiều thiếu sót trong câu hỏi mong quý công ty bỏ qua. Thân chào!

Người gửi: Trainingstars

Thành lập công ty đào tạo ca sỹ & sản xuất âm nhạc

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn pháp luật của công ty Luật Minh Khuêchúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 10/2012/QH13

- Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn luật lao động về hợp đồng lao động

2. Luật sư tư vấn:

Tóm tắt nội dung câu hỏi

Thành lập Công ty giải trí 2 thành viên góp vốn. Vốn 200 triệu

Thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

 Hợp đồng thuê mặt bằng ?

 Và nếu sau này tôi thay đổi mặt bằng thuê đó một địa điểm ở quận khác thì thủ tục có phức tạp không?

 Hợp đồng với một số ca sỹ độc quyền?

1. Thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

· Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

· Thành lập công ty cổ phần.

· Thành lập công ty hợp danh.

· Thành lập doanh nghiệp tư nhân.

LOẠI HÌNH

ƯU ĐIỂM

HẠN CHẾ

Doanh nghiệp Tư nhân

Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp

Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp

Công ty TNHH

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có

Công ty Cổ phần

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp
Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)

Công ty Hợp danh

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty
Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên

Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty.
Không có tư cách pháp nhân

Tùy theo mong muốn của bạn, cùng sự so sánh giữa các loại hình công ty bạn có thể chọn cho mình một hình thức công ty cụ thể trong linh vực thành lập công ty giải trí.

2. Quy trình thành lập công ty?

1. Chuẩn bị trước thành lập công ty:
-Chuẩn bị chứng minh nhân dân bản chính (hoặc giấy tờ tương đương khác), kèm theo 01 bản photo có trị thực CMND trong thời gian không quá 03 tháng.
-Lựa chọn tên công ty (Tên không trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó).
-Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty (Không cần hợp đồng thuê mặt bằng).
-Tư vấn tên công ty : (Lựa chọn tên và tra cứu tên) ; Tra cứu tên công ty tại đây!
-Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
-Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty.
-Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

2.Quy trình thành lập công ty:
-Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
-Đăng ký con dấu tròn công ty tại cơ quan công an.
Xin lưu ý: Tích hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế và mã số xuất nhập khẩu trong một mẫu duy nhất.

3.Thủ tục sau thành lập:
-Tiến hành đăng ký thuế ban đầu với cơ quan thuế chuyên quản trong thời hạn quy định ghi trong phiếu chuyển mã số thuế.
-Tiến hành mua hoá đơn GTGT với cơ quan thuế.
-Thực hiện hệ thống sổ sách kế toán và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Hợp đồng thuê mặt bằng.

Trường hợp đăng ký kinh doanh, bạn không cần trình hợp đồng thuê mặt bằng. Việc bạn thay đổi mặt bằng thuê, thì thủ tục này không phức tạp. Bạn chỉ cần làm thủ tục: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo điều 26 Luật Doanh nghiệp 2005.

4. Hợp đồng với ca sỹ độc quyền

Bạn có thể tham khảo mẫu sau: Mẫu hợp đồng lao động ngắn ngọn . Và trong trường hợp này, hợp đồng của bạn có tên là: Hợp đồng ca sỹ độc quyền; Hợp đồng quản lý độc quyền ca sỹ...

Trên đây là những giải đáp từ Công ty Luật Minh Khuê cho thắc mắc của bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi!

Trân Trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê