1. Tư vấn về giá trị của bản cam kết khi tiến hành ly hôn ?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện em đang làm việc tại nước ngoài. Do biết vợ em ở nhà ngoại tình nhiều lần em cũng đã tha thứ nhưng vợ em vẫn tiếp tục. Em đã buộc phải bắt cô ấy viết một bản cam kết nếu còn tiếp tục thì em sẽ ly hôn và cô ấy không được nhận bất cứ quyền lợi và tài sản gì sau khi ly hôn. Như vậy nếu em và vợ ly hôn thì bản cam kết đó có tác dụng khi đưa ra tòa án phân chia tài sản không ạ ?
Em xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về giá trị của bản cam kết khi tiến hành ly hôn ?

\Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 116 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự thì:

Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo như quy định trên thì bản cam kết của bạn với vợ là một giao dịch dân sự, cụ thể, đó là hành vi pháp lý đơn phương vì nó thể hiện ý chí tự ràng buộc với bản cam kết đó của người viết cam kết. Do đó,người có quyền có quyền yêu cầu người cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh. Nếu phát sinh thiệt hại cho phía người có quyền do người cam kết không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết thì người cam kết phải bồi thường.

Trước hết phải nói rằng pháp luật hiện hành không có quy định người nào ngoại tình là không được chia hoặc bị mất tài sản, hay có lỗi dẫn đến ly hôn là không được chia tài sản... Cho nên việc lập văn bản thỏa thuận như thế là không phù hợp với quy định của pháp luật, nên sẽ không được công chứng hoặc chứng thực và đương nhiên không có giá trị pháp lý. Thủ tục ly hôn được tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về tố tụng dân sự theo đó, khi tiến hành ly hôn, các bên sẽ thỏa thuận phân chia về tài sản và việc thỏa thuận phân chia này có thể lập thành văn bản hoặc ghi trong đơn ly hôn ( nếu ly hôn thuận tình) và bản thỏa thuận trên mới là căn cứ để Tòa án tiến hành phân chia tài sản

2. Mẫu đơn xin ly hôn và phân chia tài sản chung

Luật Minh Khuê xin cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn xin ly hôn thuận tình bản mới nhất phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự:

Mẫu đơn xin ly hôn và phân chia tài sản chung theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.

Luật Minh Khuê xin cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn xin ly hôn thuận tình bản mới nhất phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự.

>> Tải ngay: Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

......,ngày.....tháng....năm 20.....

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN,

NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN ............

Tôi tên là:……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:..…………………………………………………………………………………..

CMND số:....................................................................................................................

Ngày cấp: ..../..../20..........

Nơi cấp: ......................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..........

Nơi ở hiện nay:..………………………………………………………………………….......

Nay tôi làm đơn này xin được Tòa giải quyết ly hôn với………..……………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………….…………………..............

CMND số: .....................................................................................................................

Ngày cấp: ..../..../20..........

Nơi cấp:...........................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay: …..……………………………………………………………………………...

Lí do tôi viết đơn này là do trong thời gian sinh sống, vợ chồng chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, không thể hòa hợp, cụ thể là

………………………………………….............................................................................................

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

* Về con chung:

Hiện nay chúng tôi có …… con chung, cụ thể:

- Họ và tên:……………………………………………………………………………………...

Ngày sinh:………………………………………………………………………………….......

- Họ và tên:……………………………………………………………………………………....

Ngày sinh:…………………………………………………………………………………......

* Về tài sản chung:

Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi đã tạo lập (mua) được một số tài sản như sau:
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này đề nghị Quí tòa xem xét giải quyết việc ly hôn giữa tôi và

...................................

Nguyện vọng của tôi về quyền nuôi con và phân chia tài sản chung như sau:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

............................................................................................................................................

Kính mong Quí tòa xem xét, giải quyết nguyện vọng của tôi, theo quy định của pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn
(ký, ghi họ tên)

3. Có được ly hôn khi chưa đăng kí kết hôn ?

Thưa Luật sư! Tôi có 1 vấn đề thắc mắc nhờ luật sư giúp đỡ. Tôi và chồng tôi đã làm đám cưới và ra mắt 2 bên họ hàng nội ngoại (có chụp ảnh lưu niệm) được 2 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đăng ký kết hôn vì chồng phụ bạc vợ. Do đó, nếu tôi tự ý muốn ly dị với chồng thì có vấn đề gì xảy ra không ạ?.
Tôi xin cảm ơn !

Có được ly hôn khi chưa đăng kí kết hôn ?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Như vậy, giữa hai bạn chưa đăng kí kết hôn nên pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa hai bạn, nên nếu hai bạn ly hôn thì sẽ không được giải quyết theo pháp luật hôn nhân, trường hợp nếu hai bạn có tranh chấp về tài sản khi ly hôn thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

4. Chồng không nhập khẩu cùng con có được nuôi con sau khi ly hôn không ?

Thưa luật sư: Em muốn hỏi vợ chồng em lấy nhau được 9 năm và có với nhau 2 cháu. Cháu lớn 9 tuổi còn cháu bé 2 tuổi . Em có công việc ổn định và 3 mẹ con em nhập khẩu với ông bà ngoại còn chồng chưa nhập khẩu .vậy khi ly hôn e có quyền nuôi 2 cháu không ?
Em xin cảm ơn !

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn được pháp luật quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên, trước tiên, vợ chồng bạn phải thỏa thuận với nhau xem ai nuôi con với mục đích là tạo môi trường và cuộc sống tốt nhất cho các con.

Trường hợp hai bạn không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định, đối với cháu lớn 9 tuổi thì sẽ xem xét nguyện vọng của cháu, cong cháu bé 2 tuổi thì về nguyện tắc sẽ do bạn trưc tiếp nuôi dưỡng trừ khi bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

5. Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng có quyền ly hôn không?

Thưa luật sư, em gái tôi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng thời gian qua hai vợ chồng em tôi có mâu thuẫn và em rể tôi muốn ly hôn. Trường hợp trên, em rể tôi có thể nộp đơn ly hôn không? Nếu em gái tôi muốn ly hôn thì có gặp trở ngại gì không?

Mong luật sư giải đáp!

Trả lời:

Vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Trong suốt thời kì hôn nhân, vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ được quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, và nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của xã hội, Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng như sau :

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ nhất, về yêu cầu ly hôn của người chồng: Theo quy định nêu trên thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn này sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Lưu ý: Điều này được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc bố của đứa trẻ là ai thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền ly hôn. Điều này cho thấy trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoại tình và đứa con vợ mình đang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không phải là con của mình thì vẫn bị hạn chế quyền ly hôn tức là không được quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Thứ hai, về yêu cầu ly hôn của người vợ: Cũng theo quy định trên, Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã quá sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lí giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung. Đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hôn nhân và gia đình. Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ.
Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Luật Minh Khuê biên tập