Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn xác định tội danh và yếu tố đồng phạm
- 2. Hướng dẫn cách xác định tội danh ?
- 2.1. Câu hỏi số 1
- 3. Cách định tội danh đối với tội cướp TS ?
- >> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi:1900.6162
- 4. Tư vấn xác định tội danh khi bị vu khống
- 4.1. Bạn quan hệ với người có gia đình và bị chồng người đó bắt gặp và hành hung, sau đó yêu cầu đòi bồi thường danh dự 100 triệu đồng hoặc phải ngồi tù có phạm tội gì không
- 4.2. Chồng của chị kia phạm tội gì
1. Tư vấn xác định tội danh và yếu tố đồng phạm
Xin chào Luật sư! Tôi có câu hỏi về luật hình sự, mong Luật sư tư vấn giúp. Tình huống: Ba đối tượng A, B và C là các đối tượng có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Biết anh D vừa mới trúng xổ số có nhiều tiền nên A, B và C bàn bạc cùng nhau đột nhập vào nhà anh D để lấy tài sản.
Ngày 22/4/2018, ba đối tượng chuẩn bị kìm cộng lực, chìa khoá vạn năng rồi núp ở sau vườn nhà anh D, tuy nhiên do nhà anh D hôm đó có nhiều người nên cả bọn ra về và thống nhất hôm sau sẽ thực hiện. Ngày hôm sau, do A bị đau bụng nên chỉ có B và C thực hiện hành vi đột nhập vào nhà anh D lấy được 25 triệu đồng. Với tài liệu trên đã xác minh.
Xin hỏi:
1. Định tội danh trong vụ án ?
2. Vụ án có đồng phạm không? Vì sao?
3. Hành vi của A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội không? Tôi xin cảm ơn !
Người gửi: L.H.S
Trả lời:
Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
"Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
................
- Hành vi khách quan: hành vi lén lút đột nhập vào nhà để lấy tài sản.
- Khách thể của tội phạm: quan hệ sở hữu (tài sản của D)
- Chủ thể: là cá nhân, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Tuy nhiên, để thỏa mãn là chủ thể của tội phạm, A,B,C còn cần thỏa mãn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017):
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."
Như vậy, hành vi trên có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (cần xét đến tuổi của A,B,C).
"Điều 17. Đồng phạm (Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm."
...
"Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này."
Một hành vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
- Điều kiện thứ nhất là hành vi chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, nghĩa là phải do chính người thực hiện hành vi tự quyết định chấm dứt việc phạm tội mặc dù không có gì ngăn cản việc người đó tiếp tục phạm tội và sự chấm dứt đó phải là việc từ bỏ hẳn ý định thực hiện tội phạm.
- Điều kiện thứ hai là sự chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trong quá trình một người đã có hành vi bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi mà người đó thực hiện chưa thỏa mãn được hết các dấu hiệu của một tội phạm cụ thể mà người đó định phạm.
Trong trường hợp này, điều kiện thứ 2 đã được thỏa mãn. Ta xét đến điều kiện thứ nhất: Việc A đau bụng không phải việc A mong muốn, nếu không bị đau bụng khả năng rất lớn là A vẫn tiếp tục hành vi đột nhập chiếm đoạt tài sản cùng B và C. Do đó hành vi của A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội.
2. Hướng dẫn cách xác định tội danh ?
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
2.1. Câu hỏi số 1
Căn cứ Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
"Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Chủ thể của tội này là người mẹ của nạn nhân và người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà giết con mình vừa đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình như: bị mất sữa, bị ốm nặng hoặc trong hoàn cảnh khách quan khác.
Như vậy, theo quy định trên thì chị K không phạm tội giết con mới đẻ do chị không hề bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu và cũng không ở trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội giết người như sau:
"Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
............
Các yếu tố cấu thành tội giết người bao gồm:
1. Mặt khách quan:
* Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.
- Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.
+ Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác…nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.
- Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí
- Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:
+ Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau: Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ,…Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn…
+ Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…
* Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
2. Khách thể: Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống).
3. Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
4. Chủ thể: Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Như vậy, theo những phân tích trên, có thể thấy chị K có các yếu tố cấu thành tội giết người do đó chị K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo đúng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: giết người dưới 16 tuổi. Đây được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
3. Cách định tội danh đối với tội cướp TS ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi:1900.6162
Trả Lời:
1. Hành vi của L, S, C bàn bạc để chiếm đoạt tài sản của những người đào vàng cấu thành tội cướp tài sản. Theo đó cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.
3. Hành vi của L và C bắn chỉ thiên để uy hiếp không may trong loạt đạt của 1 trong 2 người này đã trúng vách đá mà rơi vào đầu D làm cho D chết, với hành vi này cấu thành tội vô ý làm chết người theo điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi nguy hiểm được thực hiện quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã gây hậu quả làm chết người khác.
Mặt khách quan: có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây chết người khác mặc dù bản thân họ không mong muốn. Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này
Mặt chủ quan: người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì quá cẩu thả.
Vô ý vì qúa tự tin: trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậy quả chết người nhưng lại chủ quan cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Vô ý vì cẩu thả: trường hợp này người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó
"Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm."
"Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy ngoài các tội danh trên thì ở đây có dấu hiệu của phạm tội có tổ chức, tính chất nguy hiểm.
4. Tư vấn xác định tội danh khi bị vu khống
Trả lời:
4.1. Bạn quan hệ với người có gia đình và bị chồng người đó bắt gặp và hành hung, sau đó yêu cầu đòi bồi thường danh dự 100 triệu đồng hoặc phải ngồi tù có phạm tội gì không
Theo quy định tại điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:
"Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó."
Hành vi chung sống như vợ chồng: Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Trường hợp của bạn chỉ có hành vi quan hệ tình dục với người đã có gia đình trên cơ sở tự nguyện nhưng không có hành vi chung sống như vợ chồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4.2. Chồng của chị kia phạm tội gì
Trường hợp chồng của bạn bạn có đơn khởi kiện bạn, thì hồ sơ sẽ được chuyển đến cho Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh lại nguồn tin và tình tiết vụ án. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự còn nếu không thấy dấu hiệu thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Việc xác định sự thật của vụ án thuộc về nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng có thẩm quyền, bạn có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không buộc phải chứng minh.
Như vậy anh ta có thể phạm vào tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
"Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền."
Ngoài ra anh ta có thể bị khép vào tội cướng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
"Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư/ chuyen viên tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê