Tôi xin chân thành cảm ơn! Người gửi: BT Nguyen
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tư vấn xây dựng quy chế tiền lương - Ảnh minh họa
Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định 50/2013/NĐ-CP
2. Nội dung trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. cách thức xây dựng Quy chế tiền lương theo Nghị Định 50/2013/NĐ-CP
Căn cứ quy định tại các Điều4, 5.6.7.8 của thông tư trên:
Điều 4. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
Công ty xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và thực hiện chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.
Điều 5. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch
1. Căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh và dự kiến mức độ thực hiện các chỉ tiêu gắn với tiền lương theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty quyết định quỹ tiền lương kế hoạch và tạm ứng tiền lương không vượt quá 80% quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề để trả cho người lao động.
2. Tùy theo điều kiện thực tế, công ty xác định đơn giá tiền lương tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh hoặc đơn vị sản phẩm, dịch vụ để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Điều 6. Xác định quỹ tiền lương thực hiện
1. Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân thực hiện.
2. Mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ tiền lương được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề, năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm so với năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề theo nguyên tắc:
a) Năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm tăng thì mức tiền lương thực hiện tăng so với so với thực hiện của năm trước liền kề, trong đó năng suất lao động tăng 1% thì tiền lương được tăng thêm không quá 0,8% và bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân (theo năng suất lao động và theo lợi nhuận) phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động;
b) Năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm giảm thì mức tiền lương thực hiện giảm so với so với thực hiện của năm trước liền kề;
c) Trường hợp không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương thực hiện được tính bằng mức tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (mức lương chế độ).
3. Khi xác định mức tiền lương bình quân thực hiện theo Khoản 2 Điều này:
a) Công ty được loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận, năng suất lao động, bao gồm: Nhà nước can thiệp để bình ổn thị trường, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh; công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ Nhà nước định giá hoặc quản lý giá, thực hiện chương trình an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới, chênh lệch trả thưởng thực tế so với thực hiện của năm trước liền kề đối với công ty kinh doanh xổ số;
b) Đối với công ty thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng hoặc công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì chỉ tiêu lợi nhuận được thay bằng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ thực hiện;
c) Công ty phải rà soát lại mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2012 bảo đảm nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều này làm cơ sở để xác định mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2013.
4. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện theo Khoản 1 Điều này và quỹ tiền lương đã tạm ứng cho người lao động theo Điều 5 Nghị định này, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng và chi vượt quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.
Điều 7. Phân phối tiền lương
1. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau và phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty. Quỹ dự phòng của công ty không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện.
2. Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng góp nhiều cho công ty.
3. Công ty không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, kế toán trưởng.
Điều 8. Tiền thưởng
1. Quỹ tiền thưởng của người lao động được trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty theo quy định của Chính phủ.
2. Tiền thưởng của người lao động được thực hiện theo quy chế thưởng của công ty.
2. cách thức xây dựng Quy chế tiền lương theo Nghị Định 51/2013/NĐ-CP
Căn cứ vào các Điều3. 4.5.6.7.8 của nghị định trên:
Điều 3. Xếp lương đối với viên chức quản lý chuyên trách
Viên chức quản lý chuyên trách tiếp tục được xếp lương theo hạng công ty quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này làm căn cứ đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và giải quyết các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Điều 4. Nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng
1. Tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát và có khống chế mức hưởng tối đa.
2. Thù lao đối với viên chức quản lý không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của viên chức quản lý chuyên trách; đối với viên chức quản lý được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.
3. Quỹ tiền lương, thù lao của viên chức quản lý được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, viên chức quản lý được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.
4. Tiền lương, thù lao của viên chức quản lý được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
5. Tiền thưởng của viên chức quản lý được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, được trả một phần vào cuối năm, phần còn lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
6. Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Kiểm soát viên xác định theo quy định tại Nghị định này phải được trích nộp cho chủ sở hữu để hình thành quỹ chung, trên cơ sở đó chủ sở hữu chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước thì trích nộp cho Bộ Tài chính để đánh giá, chi trả.
Điều5. Xác định quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch
Căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dự kiến mức độ thực hiện các chỉ tiêu theo Điều 6 Nghị định này, công ty quyết định quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch để tạm ứng cho viên chức quản lý.
Điều 6. Xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện
1. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số viên chức quản lý chuyên trách và mức tiền lương bình quân thực hiện.
2. Mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ tiền lương được xác định trên cơ sở mức lương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là mức lương cơ bản) gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong năm như sau:
a) Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận thực hiện trong năm cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề và bảo đảm được năng suất lao động không giảm so với thực hiện của năm trước liền kề thì được tăng thêm mức tiền lương bình quân thực hiện, nhung tối đa bằng 0,5 lần mức lương cơ bản.
b) Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận thực hiện trong năm bằng lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân thực hiện bằng mức lương cơ bản. Trường hợp lợi nhuận thực hiện trong năm thấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề hoặc không có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân thực hiện phải thấp hơn mức lương cơ bản.
Đối với công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng hoặc công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì chỉ tiêu lợi nhuận được thay bằng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ.
c) Công ty lỗ thì mức tiền lương bình quân thực hiện bằng mức tiền lương chế độ tính trên cơ sở hệ số lương theo Điều 3 Nghị định này và mức lương cơ sở.
Khi xác định mức tiền lương bình quân thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b nêu trên, trường hợp lợi nhuận thực hiện trong năm bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, nhưng mức tiền lương bình quân thực hiện thấp hơn mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề thì được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề (quy định này không áp dụng để tính mức tiền lương thực hiện năm 2013).
3. Quỹ thù lao thực hiện của viên chức quản lý không chuyên trách được tính trên cơ sở số viên chức quản lý không chuyên trách, thời gian làm việc và mức thù lao theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Khi xác định quỹ tiền lương, thù lao theo quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, công ty được loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận thực hiện, bao gồm: Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh; công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá hoặc quản lý giá, thực hiện chương trình an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ, đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh, chênh lệch trả thưởng thực tế so với thực hiện của năm trước liền kề đối với công ty kinh doanh xổ số.
5. Căn cứ quỹ tiền lương, thù lao thực hiện và quỹ tiền lương, thù lao đã tạm ứng cho viên chức quản lý theo Điều 5 Nghị định này, công ty xác định phần tiền lương, thù lao còn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng vượt quá quỹ tiền lương, thù lao thực hiện thì phải hoàn trả phần tiền lương, thù lao đã chi vượt ngay trong năm.
Điều 7. Quỹ tiền thưởng
1. Quỹ tiền thưởng hàng năm của viên chức quản lý chuyên trách và không chuyên trách thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính, quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp do Chính phủ quy định.
2. Quỹ tiền thưởng quy định tại Khoản 1 Điều này, hàng năm được trích 90% để thưởng cuối năm. Phần tiền thưởng còn lại (10%) được dùng để thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của cả nhiệm kỳ của viên chức quản lý.
Điều 8. Trả lương, thù lao, tiền thưởng
1. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng được trả cho viên chức quản lý gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành của viên chức quản lý theo quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng của công ty.
2. Quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng được xây dựng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu trước khi thực hiện.
3. Đối với trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên chuyên trách hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.
-----------------------------------------------------
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn pháp luật lao động;
2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
5.Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;