Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc khi tuyển dụng viên chức
Những nguyên tắc đó là:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật
Việc tuyển dụng phải được thông báo rộng rãi trong thời hạn pháp luật quy định. Kế hoạch, nội dung thi tuyển hoặc điều kiện xét tuyển phải rõ ràng. Kết quả thi tuyển qua từng bước phải được công bố cho người dự tuyển biết. Khiếu nại của người dự tuyển phải được xem xét kịp thời và trả lời chính thức.
- Bảo đảm tính cạnh tranh
Đơn vị tổ chức tuyển dụng không được hạn chế số lượng người dự tuyển vào một vị trí việc làm và phải tạo điều kiện đổ tất cả các ứng viên đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm Các yêu cầu của vị trí việc làm phải được xác định cụ thể, chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Chức đanh nghề nghiệp được định nghĩa là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Việc quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp do Bô nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tiến hành.
- Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Quy định về đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Đào tạo, bồi dưỡng viên chức được tiến hành nhằm giúp cho viên chức có được những điều kiện cần thiết để được bổ nhiệm chức vụ quản lí hoặc thay đổi chức danh nghề nghiệp và nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Mục đích đào tạo, bồi dưỡng viên chức quyết định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Viên chức được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các hình thức như đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, chức vụ quản lí; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Ban lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức và tạo điều kiện cho viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng được sắp xếp việc làm theo nhu cầu công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của họ.
Viên chức quản lí có thể xin thôi giữ chức vụ quản lí nhưng phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền. Ngoài ra viên chức quản lí cũng có thể được miễn nhiệm trong một số trường hợp nhất định. Căn cứ để viên chức quản lí xin thôi giữ chức vụ quản lí hoặc được miễn nhiệm là: không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ và vì lí do khác.
Sau khi thôi giữ chức vụ quản lí hoặc được miễn nhiệm viên chức được người đứng đầu đom vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của họ.
3. Quy định về cho thôi việc và chế độ hưu trí với viên chức
Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật lao động khi chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp bị buộc thôi việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước trong thời hạn pháp luật quy định.
Tương tự như đối với công chức, chế độ hưu trí của viên chức do pháp luật lao động và pháp luật bảo hiểm xã hội quy định. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể kí hợp đồng vụ việc với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)