Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
1.1. Bảo hiểm xã hội
- Dưới góc độ kinh tế: Bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
- Dưới góc độ pháp lý: Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về khái niệm Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng và quỹ bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gồm: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp sẽ tham gia 17,5% và người lao động sẽ tham gia 8% tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội tháng đó. Đối với cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng là 22% mức thu nhập.
1.2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm ý tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó thì người mua bảo hiểm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,... nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở. Cụ thể:
- Đối với 03 nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách nhà nước đóng: Mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5 % lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.
- Đối với nhóm hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sơ; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của ngườ thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40 % mức đóng của người thứ nhât.
- Đối với nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng: Người thuộc hộ gia đình cần nghèo mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.
1.3. Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung - quỹ bảo hiểm thất nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ từ Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm trợ cấp thất nghiệp và một số quyền lợi khác.
Các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật việc làm 2013. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời gian; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến 12 tháng. Có thể thấy, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hẹp hơn so với bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì vừa phải tham gia bảo hiểm xã hội vừa phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Doanh nghiệp sẽ tham gia 1% và người lao động sẽ tham gia 1% tiền lương.
2. Chính sách đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
Ảnh hưởng từ việc tăng lương tối thiểu vùng mà từ ngày 01/07/2022 việc đóng và hưởng các loại bảo hiểm bắt buộc có sự thay đổi.
Thứ nhất, tăng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 nói về mức đóng BHYT của người lao động được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Và cũng tại Điều 58 Luật việc làm 2013 ghi nhận tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chính là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của người đó.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu phải đảm bảo:
+ Với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng;
+ Với người lao động làm công việc đòi hỏi qua đào tạo thì phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng;
+ Với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiêm thì phải cao hơn ít nhất 5% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
+ Với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
Như vậy, có thể thấy, từ ngày 01/07/2022 khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tính đóng BHXH, BHYT,BHTN tối thiểu của người lao động cũng sẽ tăng tương ứng.
Thứ hai, tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thự hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Như vậy, từ ngày 01/07/2022, khi chính sách tăng lương tối thiểu vùng được đưa vào thực hiện thì mức tiền lương tối đa đóng Bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ được điều chỉnh tăng. Cụ thể:
Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng | Tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa (Từ ngày 01/07/2022) |
Vùng I | 93.600.000 đồng |
Vùng II | 83.200.000 đồng |
Vùng III | 72.800.000 đồng |
Vùng IV | 65.000.000 đồng |
3. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/07/2022 có gì thay đổi?
- Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ ngày 01/7/2022 đến ngày 30/09/2022:
Người sử dụng lao động phải đóng 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thay vì 0% như trước. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì khi đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp nhận thì doanh nghiệp (hay còn gọi là người sử dụng lao động) được đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.
- Mức đóng BHXH,BHYT,BHTN từ ngày 01/10/2022 trở đi: Người sử dụng lao động từ ngày 01/10/2022 trở đi sẽ phải đóng thêm 1% bảo hiểm thất nghiệp thay vì đóng 0% từ trước.
- Mức đóng BHXH, BHYT. BHTN của người lao động nước ngoài tại Việt Nam từ 01/7/2022: Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm bao gồm mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí, quỹ ốm đau, thai sản. quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; BHTN, BHYT.
Trong trường hợp còn băn khoăn chưa rõ về nội dung trong bài viết, mời quý khách vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6162 hoặc gửi email để nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.